NRF Retail's Big Show: 4 xu hướng tiêu dùng thúc đẩy ngành bán lẻ trong năm 2024

Các chuyên gia đã đưa ra dự đoán về 4 xu hướng tiêu dùng thúc đẩy ngành bán lẻ trong năm 2024 thông qua báo cáo của hội nghị NRF Retail's Big Show. 

NRF Retail's Big Show: 4 xu hướng tiêu dùng thúc đẩy ngành bán lẻ trong năm 2024

1. Khả năng chi trả các mặt hàng thiết yếu 

Trong NRF 2024 vừa qua, công ty tư vấn và dịch vụ công nghệ thông tin đa quốc gia đã công bố một bản báo cáo xu hướng tiêu dùng hàng năm, đặt ra vấn đề về điều quan trọng nhất đối với người tiêu dùng trong thời đại ngày nay. Báo cáo cho thấy một sự thay đổi đáng kể trong tâm lý người tiêu dùng. Chỉ 43% người tiêu dùng Hoa Kỳ lo ngại về sự sụt giảm tài chính cá nhân của họ trong những tháng tới, trong khi đó, vào cùng kỳ năm ngoái, có đến 80% người lo ngại về vấn đề này. Tuy nhiên, bất chấp sự thay đổi này, kỳ vọng của người tiêu dùng đối với các nhà bán lẻ về khả năng chi trả các mặt hàng thiết yếu cũng tăng lên. Báo cáo cho thấy hơn  70% người tiêu dùng muốn các mặt hàng này được giảm giá nhiều hơn nữa. Thêm vào đó, 73% người tiêu dùng sẵn sàng trở thành khách hàng trung thành của các nhà bán lẻ nếu họ đưa ra được các biện pháp hỗ trợ, giảm giá sản phẩm trong thời kỳ kinh tế suy thoái như hiện nay.

Người tiêu dùng mong muốn nhà bán lẻ giảm giá sản phẩm và đưa ra các chính sách hỗ trợ trong thời điểm suy thoái kinh tế.
Người tiêu dùng mong muốn nhà bán lẻ giảm giá sản phẩm và đưa ra các chính sách hỗ trợ trong thời điểm suy thoái kinh tế.  

Lindsey Mazza, lãnh đạo bán lẻ toàn cầu tại Capgemini Group cho biết: "Mặc dù mối quan tâm của người tiêu dùng đã giảm bớt trong năm nay, họ vẫn thận trọng về chi tiêu, không muốn và không thể chi tiêu nhiều hơn. Điều quan trọng là các nhà bán lẻ phải thay đổi cách hoạt động của họ nhằm mang lại lợi ích chi phí cho người tiêu dùng." Ngoài ra, khách hàng cũng yêu cầu sự minh bạch từ các nhà bán lẻ về  các thay đổi trong sản phẩm. Có đến 65% người tiêu dùng hy vọng thương hiệu sẽ thông báo khi có sự thay đổi về chất lượng và số lượng sản phẩm sau khi phát hành.  

2. Khai thác công nghệ AI 

Trí tuệ nhân tạo (AI) đã trở nên bùng nổ trong vài năm qua, do đó, không có gì quá ngạc nhiên khi người tiêu dùng ngày càng sử dụng khi mua sắm. Trong số những người tiêu dùng đã sử dụng AI trong khi mua sắm, hơn một nửa khách hàng đã lựa chọn sản phẩm dựa trên các đề xuất của thuật toán AI. Đồng thời, họ đánh giá rằng nhờ công nghệ này, trải nghiệm của sắm của họ đã được cải thiện và nâng đáng kể. Không chỉ giới hạn ở Gen Z,  57% thế hệ Millennials đã sử dụng AI trực tiếp vào trải nghiệm sản phẩm.

AI mang lại nâng cao trải nghiệm mua sắm của khách hàng.
AI mang lại nâng cao trải nghiệm mua sắm của khách hàng. 

Báo cáo cho thấy AI đã nâng cao hiệu quả hoạt động phân phối của các nhà bán lẻ, với 8 trong số 10 thương hiệu công bố rằng, AI có thể hợp lý hóa các quy trình nội bộ và tăng cường bảo trì cơ sở dữ liệu. Ngoài ra, các nhà bán lẻ còn sử dụng trí tuệ nhân tạo nhằm mục đích áp dụng vào lĩnh vực hậu cần để giúp tối ưu hóa việc giao hàng, quản lý hoạt động và quản lý chuỗi cung ứng để đảm bảo đáp ứng được sở thích của người tiêu dùng.

Tuy nhiên, người tiêu dùng vẫn cần cảnh giác với những cạm bẫy của công nghệ mới này. 65% khách hàng cho biết họ lo lắng về công nghệ tạo ra bằng chứng lừa  đảo và đánh giá không chính xác. Do đó, các nhà bán lẻ nên lưu ý đến sự minh bạch, trung thực và xác nhận với khách hàng khi tận dụng công nghệ AI. 

3. Xu hướng mua sắm thông qua mạng xã hội 

Mạng xã hội tiếp tục đóng một vai trò ngày càng quan trọng đối với các nhà bán lẻ. Không chỉ để khám phá và trưng bày sản phẩm, mạng xã hội ngày càng trở thành một nền tảng được thế hệ trẻ yêu thích và lựa chọn mua sắm. Theo báo cáo, hơn 50% tiêu dùng đã mua một sản phẩm bất kỳ trên phương tiện truyền thông xã hội. Bên cạnh đó, họ cũng tham khảo các đánh giá và review từ người nổi tiếng trước khi quyết định mua hàng.

Mua sắm trên mạng xã hội lên ngôi.
Mua sắm trên mạng xã hội lên ngôi. 

4. Tính bền vững là chìa khóa tác động hàng đầu 

Mặc dù tính bền vững luôn đóng vai trò quan trọng đối với cả nhà bán lẻ và người tiêu dùng, nhưng báo cáo đã chỉ ra rằng, khách hàng đang đặt ra nhu cầu cao hơn về tính minh bạch trong hoạt động bền vững của các thương hiệu. Người tiêu dùng tìm kiếm thông tin chi tiết hơn liên quan đến các khía cạnh bền vững của sản phẩm, bao gồm ảnh hưởng của chúng đối với sự đa dạng sinh học, không khí và tài nguyên trước khi quyết định mua sắm. Hiện tại, hơn một nửa số người tiêu dùng tham gia khảo sát bày tỏ nghi ngờ về các tuyên bố bền vững của công ty. Nếu được cung cấp thông tin chi tiết về tính bền vững của sản phẩm, họ sẵn sàng lựa chọn sang sản phẩm thân thiện với môi trường thay vì tiếp tục ủng hộ các thương hiệu quen thuộc.

Tính bền vững đặc biệt được quan tâm.
Tính bền vững đặc biệt được quan tâm. 

Đồng thời, 63% người tiêu dùng mong đợi các thương hiệu tích cực tuyên truyền  cho khách hàng về các sản phẩm bền vững. Để nâng cao hiểu biết của họ về tính bền vững của sản phẩm, ½ số người tham gia khảo sát đã ủng hộ việc bổ sung nhãn và mã QR toàn diện trên bao bì. Những điều này sẽ giúp cung cấp thông tin quan trọng về lượng khí thải carbon, mức sử dụng nước và các tính năng tái chế của sản phẩm một cách dễ tiếp cận và rõ ràng.

Bình luận