Kĩ năng thoát hiểm khi có hỏa hoạn: Bạn đã biết hết?

Việc nắm vững các kỹ năng thoát hiểm và biết cách phòng cháy chữa cháy không chỉ giúp bạn bảo vệ bản thân và gia đình mà còn đóng góp vào sự an toàn của cộng đồng

Kĩ năng thoát hiểm khi có hỏa hoạn: Bạn đã biết hết?

Thực trạng đáng báo động về các vụ hỏa hoạn 

Trong thời gian gần đây, nhiều vụ hỏa hoạn đã liên tiếp xảy ra tại các khu đô thị và công nghiệp, đặc biệt là ở các khu dân cư và chung cư mini. Chỉ trong vài tháng qua, những vụ cháy này đã gây thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản, tạo nên nỗi lo ngại thường trực về an toàn. Điều này nhấn mạnh tầm quan trọng của công tác phòng cháy chữa cháy và việc trang bị kỹ năng cần thiết để phòng ngừa và thoát hiểm khi hỏa hoạn xảy ra.

Một số vụ cháy mới nhất với mức thiệt hại về cả người và tài sản đáng báo động:

Nguyên nhân gây hỏa hoạn

ki-nang-thoat-hiem-khi-co-hoa-hoan-1

Hỏa hoạn có thể bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau, bao gồm:

  1. Chập điện: từ hệ thống điện cũ kỹ, không được bảo trì đúng cách như hệ thống điện, thiết bị sưởi ấm, bình nóng lạnh, điều hoà,...
  2. Các thiết bị điện tử như điện thoại, cục sạc chập nổ
  3. Sơ suất khi sử dụng lửa: Sử dụng bếp gas, lò sưởi, nến, hút thuốc lá không cẩn thận, thờ cúng, đốt vàng mã
  4. Hóa chất - Vật liệu dễ cháy: Lưu trữ không đúng cách hoặc sử dụng sai quy trình như bình điện của các phương tiện đi lại, xăng dầu, khí gas,...
  5. Thiên tai: Sét đánh hoặc các hiện tượng thiên nhiên khác.
  6. SƠ SUẤT CỦA NGƯỜI DÙNG là lý do phổ biến nhất.

Cách phòng tránh cháy nổ

ki-nang-thoat-hiem-khi-co-hoa-hoan-2

  • Mỗi nhà cần tự trang bị các phương tiện PCCC và sử dụng thành thạo các thiết bị. Mỗi người kể cả trẻ em cần có những kiến thức cơ bản về phòng cháy và thoát hiểm.
  • Kiểm tra thường xuyên hệ thống điện, các thiết bị điện trong nhà. Lắp đặt cầu dao, aptomat là điều rất cần thiết.
  • Sử dụng hoặc xây dựng cửa thoát hiểm hỏa hoạn hay lối thoát hiểm khẩn cấp.
  • Đầu tư cánh cửa chống cháy có thể giúp ngăn chặn ngọn lửa trong một thời gian nhất định
  • Tắt bếp và các thiết bị gia dụng khi không sử dụng.
  • Hãy sử dụng các thiết bị điện có chất lượng cao, bỏ đi những thiết bị lâu ngày.
  • Không lưu trữ vật liệu dễ cháy nổ.

Các kĩ năng thoát hiểm cần biết khi có hỏa hoạn

1. Tìm đường thoát và báo động cho mọi người xung quanh

ki-nang-thoat-hiem-khi-co-hoa-hoan-3

Việc đầu tiên khi phát hiện có cháy: CHẠY RA THÔNG BÁO MỌI NGƯỜI

Trong trường hợp đám cháy nhỏ, cần nhanh chóng cắt nguồn điện, sử dụng các biện pháp chữa cháy ban đầu để xử lý.

Nếu xét thấy đám cháy có nguy cơ phát triển lớn, với các phương tiện hiện tại không thể dập tắt được đám cháy thì phải bằng mọi cách thoát ra bên ngoài, vừa chạy vừa hô hoán, nhấn nút chuông báo cháy,… nhằm thông báo cho mọi người trong khu vực cùng biết và nhanh chóng gọi điện báo cháy 114.

Thông thạo địa hình xung quanh nơi ở để biết cách nhanh nhất đến cầu thang hay các lối thoát hiểm khác.

2. Yếu tố nào nguy hiểm nhất: Lửa hay Khói 

Theo như báo cáo của nhiều vụ cháy, nạn nhân thường tử vong do bị ngộ độc khói trước khi lửa lan tới. Khi lửa cháy, một hỗn hợp các chất được giải phóng vào không khí. Ngoài khói là thứ có thể nhìn thấy, còn có vật chất dạng hạt, những mảnh vật chất cháy nhỏ mà nạn nhân có thể hít vào.

ki-nang-thoat-hiem-khi-co-hoa-hoan-4

Khi hít phải quá nhiều loại khí này, nạn nhân có thể bị ngộ độc cấp tính. Ngoài ra, các loại khí cũng khiến cơ thể tiêu hao nhiều thể lực vì thiếu oxy, do đó nạn nhân chết trong các vụ cháy phần nhiều là do cố gắng vùng vẫy trong cơn hoảng loạn, làm cho ngộ độc ập đến nhanh chóng.

Bởi thế, hãy giữ cho bản thân thật bình tĩnh, tránh hoảng loạn vì môi trường thiếu oxy. Tiếp theo, hãy tìm vải hoặc khăn nhúng nước để bịt mũi và miệng nhằm tránh hít phải khí độc.

ki-nang-thoat-hiem-khi-co-hoa-hoan

Những sai lầm thường gặp: việc phủ khăn ướt che kín mặt, mũi có thể giúp tránh khói nhưng không ngăn được ngộ độc khí CO. Trong đám cháy, nếu ở trong phòng kín quá thì dù có khăn ướt vẫn có thể bị ngộ độc khí CO. Vì vậy, hãy ra ban công (nếu có) hoặc tìm nơi thoáng khí thay vì ở yên trong phòng kín.

3. Di chuyển ra khỏi khu vực 

Cúi thấp người khi di chuyển ra ngoài, cách mặt đất khoảng 30-60 cm để tránh ngạt khói. 

ki-nang-thoat-hiem-khi-co-hoa-hoan-6

Tuyệt đối không được sử dụng thang máy.

Về cơ bản, có 4 phương án thoát nạn phổ biến, bao gồm thoát lên trên, thoát xuống dưới, chờ cứu hộ tại chỗ và lánh nạn gần đó.

Đặc điểm chính của các vụ cháy nhà cao tầng và hẹp là tốc độ lan rộng khí và lửa rất nhanh. Hầu hết các tòa nhà đều trang bị trục thang máy hay đường ống thoát khí. Chính vì vậy khi xảy ra cháy sẽ hình thành "hiệu ứng ống khói" và "hiệu ứng gió". 

Nếu đám cháy xuất phát từ tầng trên, bạn cần chạy càng nhanh càng tốt xuống dưới, tầng 1, nơi có cửa chính để thoát ra ngoài. Đây là ưu tiên hàng đầu khi xảy ra cháy tại các tòa nhà cao tầng.

Tuy nhiên nếu ngược lại, đám cháy xuất phát từ tầng dưới, đặc biệt là tầng 1, lửa bùng phát dữ dội mà bạn không thể vượt qua. Lúc này khói trong quá trình đốt cháy cũng sẽ bốc ngược lên trên với tốc độ nhanh. Hãy cân nhắc di chuyển lên các tầng cao hơn hay tầng thượng. 

ki-nang-thoat-hiem-khi-co-hoa-hoan

Nếu không thể ra khỏi phòng, tận dụng khăn, chăn ướt bịt vào khe cửa để ngăn khói vào phòng. Đồng thời hô hoán và ra hiệu bên ngoài cho đội ngũ cứu hộ.

4. Cẩn thận khi di chuyển

Khi ra ngoài, chỉ mở cửa lối bạn cần đi và đóng tất cả các cửa đang mở để ngăn đám cháy lan rộng.

Trước khi mở cửa, hãy đặt mu bàn tay lên cánh cửa, nếu thấy ấm thì không được phép mở vì mặt bên kia của cánh cửa đang có cháy.

5. Cách xử lý khi quần áo bị bắt lửa

BƯỚC 1: Nằm xuống - việc này giúp lửa khó lan ra hơn và giảm tác động của lửa lên mặt và đầu bạn 

BƯỚC 2: Dập lửa - trùm ngọn lửa bằng vật liệu nặng như áo khoác hay chăn, việc này giúp phá vỡ nguồn cung cấp oxi cho lửa.

BƯỚC 3: Lăn vòng quanh - Hành động lăn giúp dập lửa nhanh & dễ dàng nhất

6. Sau khi được cứu

Ngay khi được cứu thoát khỏi đám cháy, các nạn nhân cần được cho thở oxy ngay để bảo đảm cung cấp oxy, kiểm tra các dấu hiệu sinh tồn, kiểm tra các vết thương trên người, đặc biệt vết thương do ngã, va chạm, sau đó chuyển vào bệnh viện để đánh giá sâu hơn.

Trang Bị Cần Thiết Cho Mỗi Gia Đình

ki-nang-thoat-hiem-khi-co-hoa-hoan-10

  • Bình chữa cháy
  • Đầu báo cháy/ máy báo cháy/ thiết bị báo cháy
  • Chăn, mền chống cháy, dập lửa
  • Mặt nạ chống độc, lọc khói bụi, mặt nạ lọc độc
  • Thiết bị điện, tắt bếp, khóa van gas tự động
  • Thiết bị bảo hộ như thang chống cháy, thang dây thoát hiểm,...
  • Chuẩn bị sẵn dụng cụ phá vỡ để mở lối thoát khi có cháy như búa tạ, lưỡi rìu, xà beng chữa cháy,..
  • Lắp đặt aptomat, cầu dao ngắt điện trong nhà để kịp thời ngắt mạch điện khi hệ thống điện quá tải hoặc khi có cháy

TỔNG KẾT

Kỹ năng thoát hiểm khi có hỏa hoạn là một trong những kỹ năng sống còn mà mọi người cần nắm vững. Bằng cách hiểu rõ nguyên nhân gây hỏa hoạn, thực hiện các biện pháp phòng tránh hiệu quả và trang bị những kỹ năng thoát hiểm cơ bản, bạn có thể bảo vệ bản thân và gia đình an toàn trong tình huống khẩn cấp. Nhớ luôn giữ bình tĩnh, sử dụng lối thoát hiểm an toàn và tuân theo hướng dẫn của lực lượng cứu hỏa. Sự chuẩn bị kỹ lưỡng và nhận thức đúng đắn sẽ giúp bạn đối phó hiệu quả với bất kỳ tình huống hỏa hoạn nào xảy ra.

Bình luận