Ngược dòng thời gian cùng phong cách Balletcore cổ điển

Nổi lên như một hiện tượng trang vào cuối năm 2023 với sự lăng xê nhiệt tình của nhiều sao nổi tiếng, Balletcore ghi ấn tượng với sự mềm mại, kiêu sa, tập trung vào tính nữ. 

Ngược dòng thời gian cùng phong cách Balletcore cổ điển

Ruy băng, nơ, ren, vớ dài, váy bó sát, giày ba lê, wrap tops,,.. là tất cả những gì mà chúng ta nghĩ khi nói về xu hướng Balletcore đang “làm mưa làm gió” thời gian gần đây. Trong lịch sử, phong cách này từng phổ biến trong cộng đồng vũ công ba lê và chịu ảnh hưởng mạnh mẽ bởi thời trang thời bấy giờ. Trải qua nhiều năm, trang phục ba lê và xu hướng thời trang đã quyện hoà, tạo nên một phong cách ăn mặc thường ngày đề cao tính nữ và nét đẹp dịu dàng, mềm mại của phái đẹp. Đó là lý do Balletcore trở thành xu hướng được nhiều người yêu thích. 

Nhưng xu hướng này thực sự bắt nguồn từ đâu và trải qua chặng hành trình cam go như thế nào để tồn tại trong bối cảnh thời trang thay đổi từng giây như hiện tại? Hãy cùng Profbeauty ngược dòng thời gian khám phá về lịch sử của phong cách Balletcore cổ điển nhé!

Balletcore là gì? 

Balletcore là xu hướng thời trang được lấy cảm hứng từ những bộ trang phục của vũ công múa ba lê, một trong những môn nghệ thuật đặc sắc xuất phát từ Ý. Balletcore ghi điểm với sự mềm mại bởi bảng màu pastel nữ tính. Phong các màu nhấn mạnh nét tinh tế nhưng đầy sức ảnh hưởng, tập trung vào việc đề cao vẻ đẹp quyến rũ, kiêu sa của người phụ nữ. 

Balletcore là phong cách thời trang lấy tính nữ làm trung tâm.
Balletcore là phong cách thời trang lấy tính nữ làm trung tâm.

Balletcore không chỉ là một xu hướng thời trang, mà còn là một biểu tượng nghệ thuật sống động và sáng tạo. Với sự kết hợp tinh tế giữa nghệ thuật ballet truyền thống và phong cách thời trang hiện đại, Balletcore đã nhanh chóng trở thành một biểu tượng trong ngành công nghiệp thời trang. Thông qua việc kết hợp các yếu tố đối lập như độ tinh tế và sự thoải mái, Balletcore đã tạo ra một không gian mới, một thế giới thời trang nơi nghệ thuật và cái đẹp hòa quyện.

Sự khởi đầu của Balletcore 

Các hình thức múa ba lê diễn ra ở Ý vào những năm 1500. Các thuật ngữ như "ballet" và "ball" bắt nguồn từ từ tiếng Ý "ballare" có nghĩa là "nhảy". Khi Catherine de Medici kết hôn với Vua Henry II, các điệu nhảy ba lê sơ khai đã bắt đầu xuất hiện trong đời sống triều đình ở Pháp. Điều này cuối cùng đã ảnh hưởng đến vua Louis XIV của Pháp, ông đã thành lập tổ chức nghệ thuật Académie Royale de Danse vào năm 1661 để đào tạo các vũ công chuyên nghiệp nhằm phục vụ nhu cầu giải trí. 

Những hình thức thời trang ballet đầu tiên tại Ý.
Những hình thức thời trang ballet đầu tiên tại Ý. 

Đầu những năm 1830

Múa ba lê lần đầu tiên nổi lên như một loại hình nghệ thuật ưu tú vào đầu những năm 1830 dành cho giới quý tộc. Đây là nơi mà những phong cách cực kỳ nữ tính mà chúng ta quen thuộc - Balletcore chính thức hình thành. Việc tư nhân hóa múa ba lê đã diễn ra trong giai đoạn này. Điều này dẫn đến việc phát minh ra giày mũi nhọn -  biểu tượng cho sự thanh tao của vũ công múa ba lê và các chủ đề lãng mạn của văn hóa. Những yếu tố này đã ảnh hưởng đến sự nữ tính hóa tiếp theo của múa ba lê.

Sự ra đời của giày Pointe - Ảnh hưởng đến phong cách Balletcore hiện tại 

Vào thời điểm đó, nữ diễn viên ba lê vĩ đại thời lãng mạn Marie Taglioni, đã đi tiên phong trong kỹ thuật en pointe (thuật ngữ của ba lê, theo đó, vũ công ba lê sẽ đặt toàn bộ trọng tâm và khối lượng cơ thể của mình vào các đầu bàn chân được mở rộng trong giàu pointe) và sau đó đi đôi giày pointe đầu tiên. Vai diễn La Sylphide đã tạo ra một làn sóng thời trang mới. Nhiều người đã học theo Marie Taglioni mang những chiếc giày thiết kế giống giày ba lê, áo nịt ngực và vải lụa. 

Những năm 1920: Sự ra đời của Ballet Russes

Partrica Mears, Phó Giám đốc Bảo tàng tại FIT, ghi nhận Ballets Russes, một công ty múa ba lê được thành lập tại Paris do Serge Diaghilev - một người gốc Nga thành lập, là nơi truyền cảm hứng cho các nhà thiết kế thời trang sáng tạo các bộ quần áo dựa trên nghệ thuật ba lê. Ballets Russes cũng được biết đến là một trong những công ty múa ba lê có ảnh hưởng nhất thế kỷ 20 do sự hợp tác của họ với nhiều nghệ sĩ và nhà thiết kế nổi tiếng thời đó như Debussy, Stravinsky, Picasso, Matisse, và Coco Chanel và Paul Poiret.

Tamara Toumanova và chiếc váy Chanel lấy cảm hứng từ trang phục ballet.
Tamara Toumanova và chiếc váy Chanel lấy cảm hứng từ trang phục ballet. 

Vở Cotillon Ballet 1932 được biên đạo bởi George Balanchine do Tamara Toumanova (13 tuổi) trình diễn được cho là nguồn cảm hứng cho những chiếc váy vải tuyn của Chanel những năm 1930. 

Từ những năm 1930 đến nay, vải tuyn lụa và voan là những sản phẩm cốt lõi mà tutus (váy xoè) được tạo ra. Những yếu tố này vẫn có thể được coi là nguồn cảm hứng cho các nhà thiết kế ngoài câu chuyện màu hồng và trắng mà vở ba lê chủ yếu được sử dụng.

Từ giày ba lê sân khấu đến biểu tượng của thời trang 

Vào năm 1941, biên tập viên thời trang Diana Vreeland đã đi tiên phong trong ý tưởng “hô biến” giày ba lê trở thành giày dạo phố vì tính tiện lợi và thời trang của chúng. Chính thợ đóng giày Salvatore Capezio là người đã đưa những chiếc giày ballet từ sân khấu khiêu vũ sang thời trang. Vào những năm 1900, nhà thiết kế Claire McCardell bắt đầu say mê những đôi giày này và giao cho Capezio tạo ra phiên bản ngoài sân khấu. 

Vào những năm 1900, đôi giày này ra mắt lần đầu trong BST của NTK Claire McCardell, đánh dấu bước chuyển mình từ đôi giày múa đến với thời trang và được phổ biến rộng rãi hơn. 

Claire McCardell được xem là người đặt nền móng cho các đôi giày ballet flats đến với thời trang như hiện tại.
Claire McCardell được xem là người đặt nền móng cho các đôi giày ballet flats đến với thời trang như hiện tại. 

Các ngôi sao điện ảnh đình đám như Brigitte Bardot, Audrey Hepburn và nhiều nữ diễn viên khác đều ưa chuộng kiểu giày này. Bằng chứng là sự đổ bộ của những đôi giày đế bệt trong các bộ phim nổi tiếng như And God Created Woman, Cinderella in Paris, Breakfast at Tiffany's.

Ảnh hưởng của Ballet đến phong cách Balletcore hiện đại

Sàn runway trong năm 2022 cũng lấy cảm hứng lớn từ phong cách ba lê, với giày ba lê và vớ đặc trưng của Miu Miu, váy tulle tutu của Simone Rocha và ballet flats (giày búp bê) và trang phục nổi bật nhà Zimmermann. Bên cạnh đó Molly Goddard có thể được coi là tiền thân với những chiếc váy vải tuyn nổi tiếng với các thiết kế từ năm 2016.

Miu Miu từng mang phong cách Balletcore lên sàn diễn vào năm 2022.
Miu Miu từng mang phong cách Balletcore lên sàn diễn vào năm 2022. 

Từ sàn diễn đến trang phục hàng ngày, xu hướng này đã được chuyển thành nhiều phong cách có thể mặc vào ngày thường và kết hợp với nhiều loại trang phục khác nhau hơn như phối với leotards, váy midi dài hoặc mang giày ba lê đế bằng kết hợp với vớ cao đến đầu gối. Có thể nói, Balletcore là cơ hội giúp phái đẹp hóa thân thành những cô búp bê với vẻ đẹp siêu thực, đồng thời, hiện thực hóa giấc mơ cổ tích qua trang phục đời thường.

Jennie (BLACKPINK) là một trong các sao tích cực theo đuổi phong cách này trên sân khấu lẫn đời thường.
Jennie (BLACKPINK) là một trong các sao tích cực theo đuổi phong cách này trên sân khấu lẫn đời thường. 

Bình luận