Sự hồi sinh của Graphic Tee

Cùng với sự trở lại với xu hướng Y2K, những chiếc áo phông in hình và khẩu hiệu sặc sỡ cũng bắt đầu “hồi sinh”. Quá trình hình thành và phát triển của Graphic Tee không chỉ đơn thuần gói gọn trong lĩnh vực thời trang mà còn gắn liền với bối cảnh xã hội và những biến động không ngừng của lịch sử.

Sự hồi sinh của Graphic Tee

Khi nhắc đến phong cách thời trang Y2K, người ta sẽ nghĩ đến những chiếc áo phông với các hoạ tiết và khẩu hiệu vui nhộn, mang tính tự giới thiệu của người mặc chúng. Những chiếc áo này được gọi chung là Graphic Tee, đây được xem là “biểu tượng” của xu hướng này. Những chiếc áo thun được in đa dạng khẩu hiệu không chỉ là phương tiện để truyền đi thông điệp trong thời đại mạng xã hội chưa bùng nổ mà còn là cách thức để thể hiện cá tính của bản thân. Áo “Dump Him” của Britney Spears, áo “Stop Being Desperate” của Paris Hilton hay “A Low Vera” của Julia Roberts là một trong những mẫu áo Graphic Tee tiêu biểu trong quãng thời gian áo thun hoạ tiết “làm mưa làm gió”. Tất cả những chiếc áo này đều đề cập đến vấn đề cá nhân hoặc xã hội bằng các từ ngữ mang tính chọn lọc. 

Chiếc áo thun “A Low Vera” từng “làm mưa làm gió” ở trời Tây

Chiếc áo thun “A Low Vera” từng “làm mưa làm gió” ở trời Tây

Graphic Tee lần đầu tiên xuất hiện trong làng thời trang vào những năm 1980 nhờ những chiếc áo sơ mi in khẩu hiệu của nhà thiết kế người Anh - Katharine Hamnett. Johny Valencia - chủ sở hữu của Pechuga Vintage - cho biết: “Bà ấy là người đầu tiên đưa các khẩu hiệu liên quan đến bối cảnh chính trị của thời đại in lên những chiếc áo. Điều này đã giúp bà nhận được sự công nhận trên toàn thế giới.”

Katharine Hamnett và chiếc Graphic Tee đầu tiên vào năm 1987

Katharine Hamnett và chiếc Graphic Tee đầu tiên vào năm 1987

Trong suốt những năm 2000, Graphic Tee được bày bán tràn lan trong các cửa hàng dành cho trẻ em và thanh thiếu niên. Nhưng qua nhiều thập kỷ, những chiếc áo thun này dần trở nên nhàm chán và mất đi sức hấp dẫn vốn có. Đây cũng là lúc Graphic Tee “trượt dài” và dần biến mất trong làng thời trang. Vào giữa những năm 2010, Graphic Tee quay trở lại với diện mạo hoàn toàn mới. Thay vì các khẩu hiệu có phần cộc cằn, thô lỗ của giai đoạn trước, trong thời gian này, người ta đề cao mặc những chiếc áo có thông điệp mang tính thực tế và có giá trị cốt lõi. Các khẩu hiệu được in trên Graphic Tee đã trở thành biểu tượng như “I’m With Her” hay “Live, Laugh, Love”. 

Graphic Tee được xem là phương thức để công chúng có thể bày tỏ quan điểm của mình về các vấn đề cuộc sống thông qua các khẩu hiệu được in trên áo
Graphic Tee được xem là phương thức để công chúng có thể bày tỏ quan điểm của mình về các vấn đề cuộc sống thông qua các khẩu hiệu được in trên áo

Tuy nhiên, giới trẻ hiện nay lại có xu hướng thích những chiếc áo Graphic Tee của những năm 2000 - những chiếc áo mang khẩu hiệu “punchline” có phần hơi thô lỗ. Vào năm 2020, thương hiệu Praying bắt đầu bán quần áo với các dòng chữ đầy phản cảm như “Victim”, “Give Girls Money”. Ngay sau khi mở bán, các chiếc áo phông này đã gây ra nhiều cuộc tranh cãi dữ dội. Mặc dù vậy, một số người nổi tiếng như Charli XCX, Ethen Cain vẫn diện nhiều mẫu Graphic Tee của Praying. Tháng 8 năm 2022, Praying đã thách thức dư luận bằng chiến dịch Praying x adidas với Addison Rae là người mẫu đại diện. Cụ thể, Rae đã mặc một bộ bikini có dòng chữ “Father” và “Son” trên ngực. Điều này đã tạo nên một làn sóng phẫn nộ trong dư luận, nhiều khán giả đã lên tiếng tẩy chay và để lại các bình luận tiêu cực trên trang cá nhân của Rae. Sau đó, nữ nghệ sĩ đã phải khoá tài khoản Instagram. Không lâu sau, cô nàng xuất hiện trước truyền thông với chiếc quần short của Praying với dòng chữ “I Don’t Care” như đáp trả các ồn ào vừa qua. 

Thông điệp “Tôi không quan tâm” của Addison Rae được cho là đang thách thức dư luận

Thông điệp “Tôi không quan tâm” của Addison Rae được cho là đang thách thức dư luận 

Paulina Rosil là một sinh viên chuyên ngành thời trang, đồng thời cũng đang quản lý một cửa hàng quần áo cho biết, mặt hàng bán chạy nhất của cô là chiếc áo sơ mi có in dòng chữ “Your girlfriend sucks” và “Ex-Girlfriend Material”. “Tôi nghĩ các mẫu áo in chữ bán chạy chủ yếu là do ảnh hưởng của Paris Hilton và chương trình The Simple Life, ngoài ra còn là tác động của xu hướng Y2K đang dần trở lại”, Rosil chia sẻ. 

Valencia cho rằng, những chiếc áo phông ngắn, in các hoạ tiết và khẩu hiệu sặc sỡ giúp thu hút sự chú ý của công chúng một cách nhanh chóng thông qua mạng xã hội. “Liệu có cách nào truyền tải thông điệp một cách nhanh chóng và hiệu quả bằng hình ảnh? Graphic Tee là sự lựa chọn hàng đầu bởi tính đa dụng và hiệu quả truyền thông cao”, anh nói. Gần đây, Olivia Rodrigo đã in hình ảnh Angelina Jolie trong vai ma cà rồng lên áo phông nhằm quảng bá cho đĩa đơn Vampire. Ngay lập tức, chiếc áo này đã gây sốt mạng xã hội với độ thảo luận cực kỳ cao, góp phần vào sự thành công cho album sắp phát hành của nữ nghệ sĩ. 

Chiếc áo phông in hình Angelina Jolie nhằm quảng bá cho đĩa đơn Vampire của Olivia Rodrigo

Chiếc áo phông in hình Angelina Jolie nhằm quảng bá cho đĩa đơn Vampire của Olivia Rodrigo 

Ngoài ra, một lý do nữa khiến Graphic Tee được giới trẻ  ưa chuộng vì đây là phương hiện để họ có thể phá vỡ các nguyên tắc, định kiến xã hội thay vì thể hiện một cách nghiêm túc về đạo đức hay quan điểm chính trị như ngày xưa. Một số người cho rằng, việc sử dụng những khẩu hiệu ngắn gọn, thậm chí có phần thô tục sẽ giúp thông điệp có sức mạnh hơn và tác động sâu rộng đến công chúng.

Nhiều người nổi tiếng thuộc thế hệ này cũng tích cực “lăng xê” Graphic Tee vì nó cho phép thể hiện các nét độc đáo của riêng họ. Chẳng hạn như chiếc áo phông của Pat Benater của Rodrigo hay Nepo Baby của Hailey Bieber. “Đó là cách họ thể hiện cá tính của bản thân hoặc chế giễu những gì mọi người nói sai về họ. Đôi khi Graphic Tee mà họ diện cũng không có ý nghĩa sâu xa đến vậy. Nó chỉ đơn giản là một chiếc áo thun dễ thương mà họ thích mà thôi.”, nhà thiết kế Tabitha Sanchez kết luận. 

hi
“Đó là cách họ thể hiện cá tính của bản thân hoặc chế giễu những gì mọi người nói sai về họ. Đôi khi Graphic Tee mà họ diện cũng không có ý nghĩa sâu xa đến vậy. Nó chỉ đơn giản là một chiếc áo thun dễ thương mà họ thích mà thôi.”

Bình luận