Thứ Sáu đen tối: Sáng cho kinh tế nhưng có sáng với môi trường?

Mỗi năm, hàng triệu người đổ xô săn ưu đãi trong dịp Black Friday, nhưng liệu chúng ta có thực sự nhận thức được cái giá phải trả cho hành tinh? Trong khi những món đồ giảm giá cuốn hút, các phong trào như Green Friday và Buy Nothing Day đang mạnh mẽ lên tiếng: Liệu sự tiết kiệm ngắn hạn có đáng giá khi so với sự hủy hoại lâu dài của môi trường?

Thứ Sáu đen tối: Sáng cho kinh tế nhưng có sáng với môi trường?

Hãy cùng khám phá sự đối lập giữa những cuộc đua giảm giá và những lựa chọn tiêu dùng thông minh, có trách nhiệm với hành tinh.

Black Friday: Mua sắm để lợi cho Kinh tế 

Black Friday là sự kiện giảm giá lớn diễn ra sau Lễ Tạ ơn, có nguồn gốc từ Hoa Kỳ, nổi bật với cảnh tượng kẹt xe, đông đúc và đôi khi là xô xát tại các cửa hàng bán lẻ. Đây là dấu hiệu mở màn cho mùa mua sắm Giáng sinh, khi các thương hiệu đua nhau tung ra các chương trình khuyến mãi hấp dẫn. Qua thời gian, Black Friday đã vượt ra ngoài biên giới Mỹ, lan rộng ra toàn cầu và thậm chí kéo dài thành "Cyber Weekend", với các giao dịch bắt đầu từ trước ngày chính thức, tạo nên một cơn bão mua sắm không thể bỏ lỡ.

thu-sau-den-toi-sang-cho-kinh-te-nhung-co-sang-voi-moi-truong- -2

Theo thống kê, trong năm 2023, doanh thu từ Black Friday tại Mỹ đạt hơn 9 tỷ USD, tăng 5% so với năm trước, cho thấy sức mạnh tiêu dùng trong việc kích thích tăng trưởng kinh tế.

Đúng là có lợi cho Kinh tế, Black Friday giúp các doanh nghiệp giải phóng hàng tồn kho, tăng doanh thu và lợi nhuận, đồng thời tạo cơ hội việc làm tạm thời cho hàng triệu người. Điều này không chỉ hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ mà còn tạo động lực cho nền kinh tế phát triển bền vững.

Phong trào "Green Friday" – Tiêu dùng bền vững thay cho mua sắm ồ ạt

Green Friday là một phong trào phản đối Black Friday, ra đời vào năm 2015 nhằm nâng cao nhận thức về tác động tiêu cực của thói quen tiêu dùng trong xã hội hiện đại. Tuy nhiên, ý tưởng về một ngày không mua sắm đã được khởi xướng từ trước đó, vào năm 1992 tại Canada, dưới tên gọi “Ngày không mua sắm” (Buy Nothing Day). 

Phong trào Green Friday khuyến khích người tiêu dùng lựa chọn những sản phẩm từ các thương hiệu bền vững, có đạo đức hoặc thậm chí là không mua sắm gì cả, nhằm giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường.

thu-sau-den-toi-sang-cho-kinh-te-nhung-co-sang-voi-moi-truong- -1

Green Friday đã nhận được sự ủng hộ rộng rãi từ nhiều tổ chức và cơ quan uy tín, bao gồm Ủy ban Châu Âu, ECodes, WWF và Ecoserveis. Họ cùng nhau nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tiêu dùng có trách nhiệm, tôn trọng môi trường trong khi vẫn đáp ứng nhu cầu của con người. Vào ngày này, người tiêu dùng được khuyến khích suy ngẫm lại thói quen mua sắm của mình và đưa ra những quyết định mua hàng thông minh hơn, chẳng hạn như ủng hộ các thương hiệu địa phương, nhỏ hoặc các sáng kiến vì mục đích tốt.

Năm nay, theo thống kê của báo Lao Động, dù giảm giá kịch sàn 70-90% trong ngày Black Friday, các cửa hàng kinh doanh vẫn vắng người mua. Người mua năm nay không còn quá mặn mà với dịp sale được coi là có một không hai. Một phần vì ảnh hưởng của kinh tế khó khăn khiến người tiêu dùng dè dặt trong quyết định chi tiêu. Mặt khác, có lẽ chị em đang hưởng ứng phong trào Green Friday. 

Green Friday ngày càng phát triển mạnh mẽ, với sự tham gia của nhiều nhà bán lẻ và người tiêu dùng, cùng nhau ủng hộ thói quen mua sắm bảo vệ môi trường. Phong trào này phản đối sự lãng phí từ việc mua sắm bốc đồng trong cơn sốt Black Friday. 

Thứ Sáu Xanh và Thứ Sáu Đen: Hai góc nhìn đối lập về tiêu dùng

Black Friday mang đến cơn lốc giảm giá khổng lồ, khuyến khích người tiêu dùng mua sắm với tốc độ chóng mặt. Nhưng đằng sau sự hấp dẫn của mức giá thấp là chủ nghĩa tiêu dùng thiếu kiểm soát, dễ dẫn đến lãng phí tài nguyên và gia tăng khí thải carbon. Không ít người đổ xô vào các cửa hàng, chen lấn trong những dòng người dài vô tận, thậm chí bỏ lỡ khoảnh khắc ấm áp của Ngày Lễ Tạ ơn chỉ để săn đón các ưu đãi đặc biệt.

thu-sau-den-toi-sang-cho-kinh-te-nhung-co-sang-voi-moi-truong- -3

Trái lại, Green Friday mang đến một giải pháp nhẹ nhàng và bền vững hơn. Thay vì mua sắm bốc đồng, ngày này khuyến khích chúng ta xem xét kỹ lưỡng nhu cầu của bản thân và ưu tiên lựa chọn các thương hiệu địa phương, thân thiện với môi trường. Green Friday không chỉ giúp giảm thiểu dấu chân carbon mà còn tạo ra cơ hội để chúng ta tận hưởng khoảng thời gian ý nghĩa bên gia đình hoặc tham gia các hoạt động yêu thích. Đây là lời nhắc nhở rằng tiêu dùng thông minh không chỉ mang lại lợi ích cá nhân mà còn góp phần bảo vệ hành tinh xanh.

thu-sau-den-toi-sang-cho-kinh-te-nhung-co-sang-voi-moi-truong- -2

Patagonia thẳng thắn thừa nhận rằng mỗi sản phẩm họ sản xuất đều lấy đi một phần tài nguyên từ hành tinh, điều không thể phục hồi. Chiến dịch này không chỉ là lời kêu gọi mua sắm có trách nhiệm mà còn là sự tự phê bình của Patagonia về những ảnh hưởng tiêu cực từ ngành thời trang. Thương hiệu không che giấu sự thật và không muốn “đạo đức giả” bằng cách chỉ tập trung tiếp thị sản phẩm.

Black Friday vẫn sẽ tồn tại và là một ngày không thể thiếu trong nền kinh tế toàn cầu. Tuy nhiên, điều quan trọng là chúng ta có thể làm gì để làm cho ngày này trở nên có ích hơn cho môi trường và cộng đồng. Tham gia vào các phong trào như "Green Friday", "Buy Nothing Day", và "Slow Fashion" không chỉ giúp bảo vệ thiên nhiên mà còn góp phần vào việc xây dựng một tương lai bền vững cho thế hệ tiếp theo. Hãy để Thứ Sáu Xanh không chỉ là một ngày mua sắm, mà là một bước đi quan trọng hướng tới sự thay đổi trong hành động của chúng ta.

Bình luận