Vitamin C và Niacinamide: Thành phần dưỡng trắng nào giúp giữ làn da rạng rỡ ngày hè

Melanin - hợp chất được coi là "thủ phạm" chính gây ra vết nám, thâm hay sạm màu trên làn da. Và Vitamin C và Niacinamide là hai hoạt chất quen thuộc giúp dưỡng sáng da và ngừa thâm mụn. Giữa 2 thành phần đó thì thành phần nào "nổi trội" hơn về hiệu quả? Liệu có thể sử dụng 2 sản phẩm trong cùng một chu trình để tối ưu hóa hiệu quả? 

Vitamin C và Niacinamide: Thành phần dưỡng trắng nào giúp giữ làn da rạng rỡ ngày hè

VITAMIN C

Vitamin C là hoạt chất thúc đẩy quá trình tổng hợp collagen và một số chất dẫn truyền thần kinh, tham gia vào quá trình hình thành mô liên kết cũng như phục hồi các tổn thương trong cơ thể. Đối với làn da, Vitamin C đóng vai trò là một chất chống oxy hóa cực mạnh, chỉ hoạt động trong môi trường có nồng độ pH thấp, mang đến hiệu quả dưỡng da vượt trội. Thành phần này được chia thành 2 nhóm: Vitamin C gốc tan trong nước và gốc tan trong dầu. 

Lựa chọn dẫn xuất Vitamin C phù hợp với da

Tùy nồng độ mà Vitamin C có tác dụng khác nhau. Nồng độ <5%: Phù hợp với mọi loại da đặc biệt là người mới bắt đầu. Ở mức 10% - kích thích tái tạo collagen và nếu cao hơn nữa sẽ phát huy khả năng giảm vết thâm nám. Đối với nồng độ 15% hãy bắt đầu với tần suất thấp, từ 2-3 lần trên ngày sau đó tăng dần theo phản ứng của da. Với 25% Vitamin C - phù hợp với làn da đã quen sử dụng Vitamin C, dùng để chấm lên các vùng da cần điều trị hoặc thoa một lớp mỏng trên da.
Vitamin C hiện có rất nhiều dẫn xuất khác nhau. Ngoài Vitamin C nguyên chất (hay Ascorbic Acid) thì tất cả các dẫn xuất còn lại đều phải trải qua quá trình chuyển hoá thành dạng Ascorbic Acid khi đưa lên da để có thể hoạt động.

Các loại dẫn xuất của Vitamin C và đặc điểm

Công dụng của Vitamin C

  • Nhờ khả năng tổng hợp axit ascorbic mà Vitamin C có thể ức chế tyrosinase làm giảm quá trình sản xuất melanin, giúp làm mờ sẹo, vết thâm và dưỡng da sáng mịn.
  • Bảo vệ da khỏi tác động của ánh nắng mặt trời
  • Khả năng chống oxy hóa mạnh mẽ giúp kháng viêm, cải thiện tình trạng đỏ da, giãn nở mao mạch trên da.
  • Thúc đẩy da sản sinh collagen chống lão hóa, dưỡng da căng mướt, trẻ khỏe, trắng sáng từ bên trong.
  • Loại bỏ lớp tế bào da sừng hóa để tăng hiệu quả hấp thụ dưỡng chất.
  • Làm dịu tình trạng da bị kích ứng, cấp ẩm cho da và kiểm soát dầu nhờn.

Theo trang báo của Paula Choice, các dạng Vitamin C trong mỹ phẩm nên có độ pH từ 3.5 để phát huy tác dụng hấp thụ vào biểu bì tốt nhất. Độ pH cao trên mức 4.5, Vitamin C sẽ không ổn định, hoạt động kém chất lượng hoặc thậm chí là mất hoàn toàn tác dụng. Ngược lại, nếu lựa chọn Vitamin C nồng độ cao và pH thấp thì khả năng kích ứng hoặc nổi mẩn đỏ cũng tăng lên.

Mọi nồng độ Vitamin C, kể cả 1% cũng mang đến cho da khả năng chống oxy hóa tuyệt vời. Tuy nhiên cần căn cứ vào tình trạng và nhu cầu làn da cũng như đặc điểm sản phẩm mà chọn sản phẩm có nồng độ phù hợp.

NIACINAMIDE

Niacinamide là một dạng amide thuộc nhóm Vitamin B3, có tính bền vững và tan được trong nước - phù hợp với những ai mới bắt đầu tập tành skincare. Thành phần này tham gia vào các phản ứng trong cơ thể dưới dạng NADH và NADPH. Niacinamide đặc biệt có lợi với làn da bị lão hóa, mất nước và da không đều màu nhờ khả năng cải thiện cấu trúc bề mặt, phục hồi, cấp ẩm vượt trội.

Công dụng của Niacinamide

Niacinamide được nghiên cứu và được sử dụng rộng rãi trong các mỹ phẩm chăm sóc da và trở thành hợp chất “vàng” trong làng mỹ phẩm

  • Cải thiện khả năng hydrat hóa, kích thích da sản sinh Ceramide, tăng cường hiệu quả dưỡng ẩm và củng cố hàng rào bảo vệ tự nhiên trên da.
  • Cải thiện sắc tố và làm đều màu da.
  • Niacinamide cũng có khả năng làm giảm sự xuất hiện của nếp nhăn và các dấu hiệu lão hóa da khác.
  • Hỗ trợ thu nhỏ lỗ chân lông sau một thời gian sử dụng nhất định.
  • Kháng viêm, làm dịu chứng viêm, giảm mẩn đỏ và sưng mụn trên da.
  • Giảm dầu thừa, ngừa mụn trứng cá, giúp điều chỉnh quá trình sản xuất bã nhờn.
  • Phục hồi tế bào da bị tổn thương do tia UV từ ánh sáng mặt trời.

SO SÁNH VITAMIN C VÀ NIACINAMIDE

Việc lựa chọn sản phẩm tùy thuộc vào tình trạng da của bạn, nếu bạn có một làn da khỏe, muốn đầu tư một sản phẩm đặc trị hiệu quả và nhanh chóng thì Vitamin C chính là ứng cử viên sáng giá. Còn nếu bạn có một làn da yếu, dễ lên mụn, muốn cải thiện làn da ở phương diện bề mặt và hợp với túi tiền hơn thì Niacinamide là lựa chọn an toàn.

  Vitamin C Niacinamide
Hiệu quả Vitamin C có tác dụng mạnh hơn và nhanh hơn Niacinamide. Tác dụng phục hồi sẹo mụn nhanh hơn nhờ vào cơ chế tái tạo sợi collagen và elastin một cách mạnh mẽ. Hiệu quả dưỡng ẩm của Niacinamide vẫn vượt trội hơn, đặc biệt là Niacinamide 4%.
Khả năng kích ứng Vitamin C phù hợp với các nền da khỏe, ít nhạy cảm. Nếu da dễ kích ứng, Niacinamide là lựa chọn an toàn bởi cơ chế hoạt động tương đối ổn định.
Bảo quản Hoạt chất dễ bị oxy hóa nên đặc biệt nhạy cảm với những tác động của môi trường. Sản phẩm nhanh biến đổi màu, biến chất và phải bảo quản trong tủ lạnh. Niacinamide lại là một thành phần khá ổn định nên dễ bảo quản hơn.
Chống nắng Kết hợp với kem chống nắng giúp tăng hiệu quả. Tuy nhiên, Vitamin C dễ bắt nắng khi không bảo vệ, nên cần che chắn da cẩn thận.  Hoạt chất không khiến da bị bắt nắng, ngược lại giúp giảm đến 23% tỷ lệ mắc ung thư biểu mô tế bào vảy/đáy và bệnh dày sừng quang hóa (Actinic Keratosis).

 

SỰ KẾT HỢP “HOÀN HẢO” HAY “THẢM HỌA”

Những nhận định

  1. Các sản phẩm chứa Niacinamide được tạo ra ở pH là 5, trong khi vitamin C hoạt động tốt nhất trong môi trường có độ pH thấp (2,8 – 3,2). Độ pH thấp của vitamin C sẽ làm chuyển đổi Niacinamide thành Niacin. Niacin là chất có nguy cơ gây nên hiện tượng da bị đỏ, ngứa, có thể gây giãn mạch và đỏ da.
  2. Sự kết hợp này không những làm giảm hiệu quả làm sáng da của cả hai thành phần mà còn giải phóng hydro peroxide có thể làm chết tế bào da.

Sự thật là…

Theo nghiên cứu, Niacin chỉ trở thành vấn đề khi Niacinamide tiếp xúc với vitamin C ở nhiệt độ cao trong khoảng thời gian dài. Khi Niacinamide tồn tại trong dung dịch có độ pH bằng 2 và nhiệt độ 90 độ C, phải mất 75 tiếng để có thể chuyển hóa một nửa số Niacinamide thành Niacin. Điều này chỉ áp dụng đối với vitamin C nguyên chất.
Thực tế là Niacinamide luôn ở trong trạng thái cực kỳ ổn định và các sản phẩm chăm sóc da còn chứa nhiều thành phần khác. Vì thế, khả năng Niacinamide và Vitamin C tương tác trực tiếp với nhau và gây ra những tác dụng không mong muốn là thấp. Do vậy, sự kết hợp 2 chất trong quy trình chăm sóc da hàng ngày là điều không nên e ngại.
Việc kết hợp Niacinamide và Vitamin C là rất tốt. Chúng không làm giảm hiệu quả của nhau mà còn hỗ trợ nhau cải thiện làn da một cách đáng kể và có những hiệu quả vượt trội so với việc dùng riêng lẻ 1 thành phần. Hãy nhớ quy tắc an toàn: lỏng trước - đặc sau, nồng độ thấp trước - nồng độ cao để sử dụng kết hợp hai thành phần này. Làn da cần thích nghi từ từ nên hãy kiên trì thay vì “đi quá nhanh”.

Các cách kết hợp hai sản phẩm

  1. Dùng Vitamin C trước, đợi 10 – 15 phút để da thấm hết dưỡng chất, sau đó tiếp tục thoa Niacinamide để tránh tình trạng da bị quá tải, đồng thời tạo điều kiện để da thấm sâu, mang lại hiệu quả nuôi dưỡng tối ưu.
  2. Sử dụng Niacinamide vào buổi tối và Vitamin C vào buổi sáng trước khi thoa kem chống nắng để tăng hiệu quả bảo vệ da khỏi tia UV.
  3. Sử dụng xen kẽ cách ngày: ngày chẵn dùng Vitamin C, ngày lẻ dùng Niacinamide.
  4. Sử dụng sản phẩm 2 trong 1, vừa có Niacinamide và Vitamin C. Tuy nhiên, những người mới bắt đầu không nên chọn sử dụng cách này.

Mặc dù kết hợp cả 2 thành phần sẽ giúp hiệu quả được tăng cường nhưng luôn có những tác dụng tiềm ẩn có thể xảy ra ngay hoặc sau một thời gian sử dụng. Hãy lắng nghe làn da của bạn, tìm hiểu kĩ thành phần, dùng thử và cho da thích nghi dần dần. Đặc biệt, tham khảo ý kiến của chuyên gia da liễu để có thể xây dựng routine chăm sóc da hiệu quả và an toàn.

 

Bình luận