Bỏ ngay những thói quen sau nếu muốn cơ thể khỏe đẹp

Bên cạnh việc chịu khó rèn luyện thể thao, ăn uống khoa học thì những thói quen hàng ngày cũng ảnh hưởng sâu sắc đến ngoại hình và sức khỏe của bạn. Liệu bạn đã biết những thói quen tưởng chừng vô hại nhưng lại có tác hại vô cùng lớn dưới đây chưa? Cùng ProfBeauty tìm hiểu nhé.

Bỏ ngay những thói quen sau nếu muốn cơ thể khỏe đẹp

1. Ngồi vắt chéo chân:

Hệ thống cơ xương khớp trên cơ thể người có cấu tạo đối xứng, đặc biệt là ở khung chậu và đôi chân. Khi thực hiện hành động vắt chéo chân này lên chân kia, chúng ta đã vô tình phá vỡ sự cân xứng này của cơ thể, khung xương chậu sẽ bị lệch, một bên cao, và một bên thấp. Điều này kéo theo việc cột sống cũng bị lệch theo. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng nếu ngồi ở tư thế vắt chéo chân quá 3 tiếng/ ngày, bạn sẽ dễ bị tình trạng từ cổ, vai tới cột sống lưng và xương chậu cùng nghiêng sang một bên, đầu bị đẩy về phía trước nhiều hơn và hình thành nên dáng đi khom lưng, mất cân đối.

Thay vì ngồi vắt chéo chân, bạn có thể để song song 2 chân trên cùng một mặt phẳng. Nếu bạn muốn thì bạn hãy vắt chéo chân ở vị trí mắt cá chân chứ không phải đầu gối. Cả hai cách ngồi này đều không gây ra áp lực cho vùng xương chậu và cột sống mà còn kín đáo, thanh lịch.

bo-ngay-nhung-thoi-quen-sau-neu-muon-co-the-khoe-dep (2)

2. Chống tay vào cằm khi ngồi làm việc

Thói quen tay chống cằm có thể ảnh hưởng đến khuôn mặt và cơ hàm. Việc đặt tay dưới cằm thường xuyên có thể gây ra căng thẳng và áp lực lên cơ bản cơ hàm, dẫn đến việc thay đổi hình dạng khuôn mặt theo thời gian, gây mất thẩm mỹ. Khi đó khung hàm dưới sẽ phát triển không đều, nghiêm trọng hơn là răng sẽ bị mọc lệch. Điều này làm giảm chức năng của khớp cắn, khiến bạn có thể bị đau nhức và dẫn tới nhiều hệ lụy nghiêm trọng. 

Bên cạnh đó, chống tay lên cằm còn tạo cơ hội để những vi khuẩn với bã nhờn trên tay hay tế bào da chết, bụi bẩn tiếp xúc trực tiếp lên da mặt gây tắc nghẽn chân lông. Điều này dẫn đến việc hình thành mụn, thậm chí là viêm da trên khuôn mặt bạn.

3. Bẻ khớp ngón tay:

Nhiều người sẽ cảm thấy thoải mái khi bẻ các khớp tay kêu “răng rắc” và cho rằng điều này có thể làm ngón tay trông thon dài. Tuy nhiên, khi bạn thường xuyên bẻ khớp, cấu trúc xương sẽ tự động thích nghi, các dây chằng xung quanh bị giãn ra dẫn đến một số bệnh về xương khớp .

Nguyên nhân là do khi bạn bẻ đốt ngón tay, các dây chằng sẽ bị kéo giãn đột ngột. Một số trường hợp, lực bẻ khớp quá mạnh làm dây chằng bị giãn quá ngưỡng. Nếu cứ duy trì thói quen như vậy liên tục, dây chằng sẽ mất đi sự đàn hồi, khiến các khớp trở nên lỏng lẻo, làm gia tăng nguy cơ viêm khớp.

bo-ngay-nhung-thoi-quen-sau-neu-muon-co-the-khoe-dep (3)Ngoài ra, việc duy trì thói quen bẻ đốt ngón tay trong thời gian dài, với tần suất liên tục sẽ gia tăng áp lực và sự cọ xát lên mặt khớp, làm hao mòn mặt khớp. Việc bẻ các ngón còn khiếp các khớp bị hao hụt chất sụn, gây thoái hoá và viêm mặt sụn khớp dẫn đến viêm đau khớp ngón tay.

4. Tắm nước nóng trong thời gian quá lâu:

Tắm nước nóng ở nhiệt độ cao hoặc quá lâu sẽ khiến làn da của bạn trở nên khô hơn mức bình thường, nhất là đối với những người có làn da nhạy cảm thì rất có thể gây ra tình trạng kích ứng da. Nhiệt độ nước nóng ở mức quá cao sẽ là nguyên nhân làm phá vỡ các tế bào dưới da, ngăn chặn các tế bào này giữ độ ẩm và khiến cho làn da trở nên bị khô.

Không những vậy tắm nước quá nóng sẽ làm tóc bị hư tổn. Theo tiến sĩ Syed, bác sĩ da liễu, bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ và cấy ghép tóc tại phòng khám Royal Lush, New Delhi (Ấn Độ) phân tích thì nước nóng sẽ làm mất đi lớp da dầu tự nhiên, khiến cho da đầu dễ bị khô cũng như kích ứng. Bên cạnh đó thì nó cũng có thể làm hỏng kết cấu của tóc và dẫn tới gãy rụng.

Hãy tắm nước nóng đúng cách bằng cách lưu ý rằng cơ thể cần được thích nghi với nước nóng theo thứ tự là mắt cá chân, đầu gối, eo, cánh tay, vai và ngực. Do đó khi ngâm mình trong nước nóng bạn hãy tiến hành thực hiện theo các thứ tự trên. Tiếp đó, bạn nên dùng nước nóng ở khoảng 38 độ C - đây là một mức nhiệt vừa phải, ngăn ngừa được tình trạng khô da cũng như sốc nhiệt, bên cạnh đó còn có khả năng kích thích hệ thần kinh giao cảm và có tác dụng làm an thần.

bo-ngay-nhung-thoi-quen-sau-neu-muon-co-the-khoe-dep (1)

Thay đổi thói quen là cả một hành trình dài đòi hỏi nhận nhận thức và sự kiên kiên trì của bạn. Song, điều này mang lại giá trị lâu dài nên bạn hãy đừng bỏ cuộc nếu không muốn ảnh hưởng xấu tới cơ thể và sức khỏe mãi mãi. Hãy để ProfBeauty đồng hành cùng bạn bằng cách theo dõi và cập nhật những thông tin quan trọng để luôn có kiến thức cần thiết và áp dụng kịp thời nhé.

 

Bình luận