Cổ phục Việt Nam: Tinh hoa văn hóa được thêu dệt qua từng đường kim mũi chỉ

Cổ phục Việt Nam không chỉ đơn thuần là những trang phục truyền thống, mà còn là biểu tượng của lịch sử và văn hóa dân tộc. Mỗi bộ Cổ phục đều chứa đựng những giá trị tinh hoa, phản ánh sự đa dạng và phong phú của văn hóa Việt Nam qua các thời kỳ. Hãy cùng khám phá vẻ đẹp và ý nghĩa sâu sắc của những bộ trang phục này.

Cổ phục Việt Nam: Tinh hoa văn hóa được thêu dệt qua từng đường kim mũi chỉ

Áo Dài - Biểu Tượng Quốc Hồn Quốc Túy

Áo dài là trang phục truyền thống được biết đến rộng rãi nhất của Việt Nam. Với thiết kế ôm sát, tôn vinh vẻ đẹp duyên dáng và thanh lịch của người phụ nữ Việt, áo dài thường được mặc trong các dịp lễ hội, cưới hỏi và các sự kiện quan trọng. Chất liệu thường là lụa, với họa tiết thêu tay tinh xảo, thể hiện sự khéo léo và tài hoa của người thợ thủ công​.

Áo dài có nguồn gốc từ thời Nguyễn, phát triển từ áo giao lĩnh truyền thống, qua nhiều thời kỳ lịch sử đã dần dần được cải tiến. Áo dài trải qua nhiều biến đổi về kiểu dáng, từ áo dài cổ điển đến các thiết kế hiện đại. Áo dài không chỉ là trang phục mà còn là một phần quan trọng trong các lễ hội, sự kiện quan trọng và là niềm tự hào của người Việt.

co-phuc-viet-nam-tinh-hoa-van-hoa-duoc-theu-det-qua-tung-duong-kim-mui-chi-2
Hoàng hậu Phương Nam diện áo dài Lemur
co-phuc-viet-nam-tinh-hoa-van-hoa-duoc-theu-det-qua-tung-duong-kim-mui-chi-1
Áo dài Lê Phổ tiếp tục cải tiến từ chiếc áo dài Lemur khiến chiếc áo dài gần giống với áo dài truyền thống ngày nay. Áo dài Lê Phổ có cổ đứng, cài nút bên phải, tay không còn phồng, tuy nhiên phần nách dưới cánh tay vải bị trùng bị nhăn.
co-phuc-viet-nam-tinh-hoa-van-hoa-duoc-theu-det-qua-tung-duong-kim-mui-chi-17 (1)
Áo dài Raglan xuất hiện vào năm 1960, may theo phom ôm khít cơ thể, hai tà nối với nhau bằng hàng nút bấm bên hông. Đây là mẫu áo dài góp phần định hình cho phong cách áo dài hiện nay.
co-phuc-viet-nam-tinh-hoa-van-hoa-duoc-theu-det-qua-tung-duong-kim-mui-chi-16
Áo dài truyền thống Việt Nam từ 1970 - nay, kiểu dáng có nhiều sự biến đổi, thiết kế tinh tế hơn, chất vải và hoa văn đa dạng từ hiện đại đến phá cách. 

Ngày nay, áo dài truyền thống luôn được những người phụ nữ Việt Nam mặc trong những dịp lễ tết, những buổi lễ trang trọng ... và trở thành biểu tượng quốc phục của Việt Nam. 

co-phuc-viet-nam-tinh-hoa-van-hoa-duoc-theu-det-qua-tung-duong-kim-mui-chi-15

Áo Tứ Thân: Vẻ đẹp chuẩn mực người con gái Kinh Bắc

Mỗi khi nhắc đến Huế, mọi người sẽ liên tưởng ngay đến áo ngũ thân duyên dáng, miền Nam là áo bà ba gần gũi còn miền Bắc là chiếc áo tứ thân mộc mạc. Đây là hình ảnh đại diện cho cho sự chân chất, giản dị của người nông dân. 

co-phuc-viet-nam-tinh-hoa-van-hoa-duoc-theu-det-qua-tung-duong-kim-mui-chi-14
Áo tứ thân của phụ nữ thôn quê Bắc bộ xưa. Bên trái: thắt vạt (ảnh tư liệu). Bên phải: buông vạt (ảnh Manhhai)

Áo tứ thân, phổ biến từ thời Lý, Trần, với bốn vạt áo dài chấm gót, áo tứ thân thể hiện sự giản dị mà không kém phần duyên dáng. Thường được kết hợp với yếm và váy đụp, trang phục này tạo nên một vẻ đẹp mộc mạc, gần gũi với đời sống người nông dân xưa​.

co-phuc-viet-nam-tinh-hoa-van-hoa-duoc-theu-det-qua-tung-duong-kim-mui-chi-13
Cấu tạo áo tứ thân (Nguồn: Unavsa).

Biểu tượng trang phục này đã được các nhà thiết kế phục dựng, vẫn giữ nguyên những đặc điểm đặc trưng của áo tứ thân, biến tấu rất phong cách, phù hợp với xu hướng thời trang hiện đại nên được khá nhiều cô nàng yêu thích.

co-phuc-viet-nam-tinh-hoa-van-hoa-duoc-theu-det-qua-tung-duong-kim-mui-chi-12
Áo dài tứ thân nữ (Nguồn: Hoa Niên).

Áo Ngũ Thân: Tinh Tế Và Ý Nghĩa

Áo ngũ thân là trang phục truyền thống của người Việt, mang trong mình ý nghĩa sâu sắc về gia đình và xã hội. Áo thiết kế ngũ (năm) thân tượng trưng cho cha mẹ 2 bên và chính người mang áo. Đặc biệt áo còn được thiết kế với năm hạt nút cài mang ý nghĩa ngũ thường (nhân – lễ – nghĩa – trí – tín). Chính điều này cho thấy người mặc cổ phục này luôn tôn trọng nghi lễ làm người. 

co-phuc-viet-nam-tinh-hoa-van-hoa-duoc-theu-det-qua-tung-duong-kim-mui-chi-11
Áo ngũ thân truyền thống

Áo ngũ thân còn biểu thị cho các đặc tính: Khiêm nhường, kín đáo, phong thái đĩnh đạc, thẩm mỹ tinh tế. Thiết kế áo được thể hiện khá tỉ mỉ qua kỹ thuật may như ghép hoa văn ở sống áo, đường kim thẳng, nhỏ, đều, có chỗ được giấu kín không thấy đường chỉ khâu. Với phần tà áo uốn lượn, vạt áo có đường cong hình cánh cung rất sống động, đây cũng chính là trang phục tiền thân cho áo dài truyền thống nước ta hiện nay.

co-phuc-viet-nam-tinh-hoa-van-hoa-duoc-theu-det-qua-tung-duong-kim-mui-chi-10

Hiện nay, áo ngũ thân thường được chọn làm đồng phục cho một số công việc chuyên môn nhất định. Những công việc cần tuyên truyền nét đẹp văn hóa dân tộc thường yêu cầu bạn phải mặc áo dài. Vì thế, mẫu áo này cũng ngày càng trở nên phổ biến hơn. 

co-phuc-viet-nam-tinh-hoa-van-hoa-duoc-theu-det-qua-tung-duong-kim-mui-chi-3

Áo Nhật Bình: Vẻ Đẹp Hoàng Gia

Áo nhật bình là trang phục dành cho cung tần và hoàng hậu thời Nguyễn. Áo có thiết kế đặc biệt với cổ áo bản to tạo thành hình chữ nhật dưới ngực, cùng các họa tiết phượng hoàng, hoa lá tinh xảo được thêu trên thân áo. Sự kết hợp giữa các màu sắc và họa tiết mang lại vẻ đẹp quý phái, oai nghiêm cho người mặc​.

co-phuc-viet-nam-tinh-hoa-van-hoa-duoc-theu-det-qua-tung-duong-kim-mui-chi-8
Hoàng hậu Nam Phương mặc trang phục Nhật Bình.

Ở nước ta, áo Nhật Bình đã được biến tấu nhiều để phù hợp với phong tục và văn hóa người Việt. Khắp thân áo đều được trang trí theo thể thức hoa văn dạng hình tròn khép kín, rải rác khắp áo đan xen với các hình phượng múa, hoa lá tinh xảo và được điểm xuyến bằng các hạt kim tuyến lấp lánh. Nổi bật nhất là ở tay áo có dải màu ngũ hành; lục, vàng, xanh, trắng, đỏ mang lại năng lượng phù hợp, hài hòa và tốt lành.

co-phuc-viet-nam-tinh-hoa-van-hoa-duoc-theu-det-qua-tung-duong-kim-mui-chi-7

Chiếc áo Nhật Bình với vẻ đẹp sang trọng, tinh tế vẫn luôn được thế hệ tiếp nối trân trọng, giữ gìn và lưu truyền với thời gian. Ngày nay, các bạn trẻ thường dùng trang phục này cho các dịp quan trọng như cưới hỏi hay đơn giản là chụp ảnh làm kỷ niệm.

co-phuc-viet-nam-tinh-hoa-van-hoa-duoc-theu-det-qua-tung-duong-kim-mui-chi-6
Áo Nhật Bình – Nét đẹp cổ phục Việt Nam thời nhà Nguyễn được Sofia Bridal phục dựng

Áo Tấc: Trang Phục Lễ Nghi

Áo tấc, hay còn gọi là áo ngũ thân tay thụng. Áo có cổ đứng, cài cúc bên phải và tay áo dài, rộng. 

co-phuc-viet-nam-tinh-hoa-van-hoa-duoc-theu-det-qua-tung-duong-kim-mui-chi
Vua Bảo Đại mặc áo tấc

Khi mặc kết hợp cùng với mũ tú tài hay là khăn xếp đối với nam, đội mấn cài trâm đối với nữ. Áo tấc phổ biến ở thời nhà Nguyễn, vì là trang phục dành cho cả nam và nữ, không phân biệt tầng lớp nên mỗi người dân đều lựa chọn để mặc trong ngày trọng đại như kết hôn, lễ, Tết, tang lễ… 

Để có thiết kế hoàn thiện như ngày nay thì trang phục áo Tấc đã trải qua bao nhiêu thăng trầm lịch sử, có nhiều cải tiến, biến thể và thay đổi không ngừng. Nhiều nhà thiết kế đã xem áo Tấc là hình mẫu ý tưởng của áo dài ngày nay. 

co-phuc-viet-nam-tinh-hoa-van-hoa-duoc-theu-det-qua-tung-duong-kim-mui-chi-3
Sinh viên Huế trong trang phục áo Tấc truyền thống. Ảnh: Cổ trang hoàng cung (Tư liệu)

Trào lưu hướng đến cổ phục Việt Nam đang dần trở thành một điểm nhấn đặc biệt trong thế giới thời trang hiện đại. Với việc tái hiện các thiết kế cổ điển như áo dài, áo tứ thân và các phụ kiện truyền thống, không chỉ đơn giản là xu hướng thời trang mà còn là cách để tôn vinh và giữ gìn di sản văn hóa của đất nước.

Những nỗ lực này không chỉ giúp mang đến sự mới mẻ cho trang phục truyền thống mà còn khơi gợi lòng yêu nước và sự tự hào về văn hóa dân tộc trong lòng người Việt Nam và bạn bè Quốc tế. Hãy cùng gìn giữ và phát huy những giá trị quý báu này để văn hóa Việt mãi mãi tỏa sáng.

Bình luận