Cuộc đối đầu giữa thời trang nhanh và thời trang chậm ở thủ phủ Zara

Tại thành phố cảng A Coruna của Tây Ban Nha - thủ phủ Zara, các xu hướng thời trang trở nên rõ rệt hơn, các thương hiệu thời trang lớn cũng dần cải tiến để phù hợp với nhu cầu và xu hướng người tiêu dùng.  thời trang nhanh và thời trang chậm vẫn luôn cạnh tranh rõ rệt. Điều này phản ánh rõ rệt xu hướng thời trang nhanh và thời trang chậm. 

Cuộc đối đầu giữa thời trang nhanh và thời trang chậm ở thủ phủ Zara

Thời trang nhanh (Fast Fashion)

Khái niệm

Thời trang nhanh là mô hình sản xuất và tiêu thụ trang phục với tốc độ nhanh chóng, thường xuyên cập nhật các xu hướng mới nhất từ sàn diễn thời trang và mang đến người tiêu dùng trong thời gian ngắn nhất có thể.

cuoc-doi-dau-giua-thoi-trang-nhanh-va-thoi-trang-cham-o-thu-phu-zara- 

Ưu điểm

Có thể thấy, thời trang nhanh giúp tiết kiệm thời gian và tiện lợi hơn cho người tiêu dùng. Zara nổi tiếng với khả năng cập nhật nhanh chóng các xu hướng thời trang mới, giúp người tiêu dùng dễ dàng tiếp cận với những thiết kế hiện đại.

Không những thế, các sản phẩm của Zara thường có giá cả phải chăng, phù hợp với đại đa số người tiêu dùng.

Nhược điểm

Dù có thể hiện được những ưu điểm vượt trội nhưng phải khẳng định rằng, chất lượng sản phẩm của thời trang nhanh không bền vững và gây ảnh hưởng lớn đến môi trường.  

Thời trang chậm (Slow Fashion)

Khái niệm

Thời trang chậm là phong trào hướng đến việc sản xuất và tiêu thụ thời trang một cách có ý thức, tôn trọng môi trường và con người. theo Claudia Manley, tác giả cuốn sách Fashion Writing: A Primer, thời trang bền vững là một phần của thời trang chậm.

Nếu thời trang bền vững chỉ tập trung vào việc bảo vệ môi trường và chi phí nhân công trong việc sản xuất, thời trang chậm còn xoay quanh chất lượng của một món đồ có sử dụng được lâu dài hay không.

cuoc-doi-dau-giua-thoi-trang-nhanh-va-thoi-trang-cham-o-thu-phu-zara-

Ưu điểm

Khác với thời trang nhanh, các sản phẩm thời trang chậm thường được làm từ các chất liệu bền vững, có độ bền cao và thân thiện với môi trường. Vì sản xuất số lượng hạn chế nên thời trang chậm đảm bảo tính độc đáo và cá nhân hóa cho người sử dụng.

Nhược Điểm

Do quy trình sản xuất tỉ mỉ và sử dụng nguyên liệu cao cấp, các sản phẩm thời trang chậm thường có giá thành cao và việc tìm kiếm, mua sắm các sản phẩm thời trang chậm thường không thuận tiện như thời trang nhanh.

Cuộc đối đầu giữa hai xu hướng nhanh và chậm

Thành phố A Coruna của Tây Ban Nha, nằm bên bờ Đại Tây Dương này là trụ sở của Tập đoàn Inditex, chủ thương hiệu Zara, nhà bán lẻ thời trang nhanh lớn nhất thế giới. Nhưng thành phố lộng gió này cũng là nơi có nhiều nhà sản xuất nhỏ, chuyên cung cấp các sản phẩm áo quần bền, chất lượng cao. Đó là lúc thời trang nhanh và chậm có khoảng cách rõ rệt hơn.

Zara trong cuộc chơi nhanh - chậm

Sản lượng hàng may mặc khổng lồ của Inditex cùng với lo ngại ô nhiễm rác thải thời trang nhanh đã thúc đẩy Ủy ban châu Âu (EC), cơ quan hành pháp của Liên minh châu Âu (EU), đề xuất các quy định nhằm đảo ngược tình trạng sản xuất thừa và tiêu thụ quần áo quá mức hồi năm ngoái. EU muốn tất cả quần áo được bán trong khối có tuổi thọ sử dụng cao hơn và có thể tái chế vào năm 2030.

Khoảng 5,8 triệu tấn sản phẩm dệt may bị vứt bỏ hàng năm ở EU, tương đương với 11kg trên mỗi người dân. Theo số liệu của EU, trung bình cứ mỗi giây, có một xe tải chở rác thải quần áo để đi chôn lấp hoặc đốt tiêu hủy ở đâu đó trên thế giới.

Được biết, Inditex đưa ra thị trường 565.027 tấn hàng may mặc trong 2021, nhiều hơn so với 528.797 tấn vào năm 2018, theo báo cáo thường niên của tập đoàn này và Inditex không có dấu hiệu kìm hãm hoạt động sản xuất. 

Cho đến nay, tập đoàn này đang cố gắng đưa ra kế hoạch thay đổi một số quy trình nhằm giảm tác động đến môi trường và vẫn bám sát chiến lược liên tục tung ra các mẫu áo quần mới. 

Trong cuộc chơi này, Zara đang từng bước cải thiện hình ảnh của mình trong bối cảnh người tiêu dùng ngày càng quan tâm đến vấn đề môi trường. Zara đã cam kết sử dụng nguyên liệu tái chế và thân thiện với môi trường trong các bộ sưu tập của mình, cũng như áp dụng các biện pháp để giảm thiểu lượng rác thải trong quy trình sản xuất.

Các thương hiệu thời trang chậm lên ngôi

Jorge Toba, 37 tuổi và Antia Montero, 31 tuổi, từng làm việc ở bộ phận mua hàng và thiết kế của Inditex đã ra mắt thương hiệu quần áo trẻ em The Campamento vào năm 2018. Họ chỉ sản xuất hai bộ sưu tập theo đơn đặt hàng mỗi năm, chủ yếu sử dụng sợi hữu cơ.

Hiện nay, trên thế giới và cả ở Việt Nam đã có hàng loạt thương hiệu gắn liền với sự bền vững. Ví dụ như ở Việt Nam, San Design Garden hay More Than Blue là hai thương hiệu thời trang đi theo hướng thời trang “chậm”, cũng cho phép khách hàng có thể pre-order sản phẩm thủ công của mình. Khách hàng có thể đặt hàng trước, sau đó nhận hàng sau vài tuần.

cuoc-doi-dau-giua-thoi-trang-nhanh-va-thoi-trang-cham-o-thu-phu-zara-5Theo dõi các sản phẩm của San design Garden: TẠI ĐÂY 

cuoc-doi-dau-giua-thoi-trang-nhanh-va-thoi-trang-cham-o-thu-phu-zara-4
Thiết kế của More Than Blue

Theo dõi các sản phẩm của More Than Blue: TẠI ĐÂY

Nhận thức được tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường, các thương hiệu cũng dần chuyển mình để thích nghi với sự thay đổi. Bên cạnh đó, các sản phẩm được sản xuất từ các quy trình bền vững vẫn đảm bảo tiêu chí đẹp, thẩm mỹ độc đáo cho người mua.

cuoc-doi-dau-giua-thoi-trang-nhanh-va-thoi-trang-cham-o-thu-phu-zara-3
Saigon FW2024 Môi Điên

Theo dõi các sản phẩm của Môi Điên: TẠI ĐÂY

Theo đuổi mô hình thời trang bền vững, Môi Điên miệt mài với Trashion (Trash – rác thải và Fashion – thời trang) trong suốt nhiều năm qua. Với Trashion, đòi hỏi người làm thời trang phải am hiểu rất nhiều chất liệu. Đồng thời, họ phải trải qua các công đoạn cầu kỳ từ khâu sàng lọc, xử lý đến thiết kế để làm sao “rác” sẽ không sinh thêm “rác”. 

cuoc-doi-dau-giua-thoi-trang-nhanh-va-thoi-trang-cham-o-thu-phu-zara-2
Thiết kế của Tiệm con công

Tiệm con Công, một cửa hiệu quần áo nhỏ bình dị và nhẹ nhàng. Trang phục ở đây đa dạng màu sắc và mang câu chuyện của riêng mình đằng sau lớp vải may. Tiệm con Công đi theo con đường thời trang bền vững, nỗ lực để tìm tòi và phát triển nên những kỹ thuật truyền thống, từ đó tạo nên những chất liệu hữu cơ mới thay thế cho các chất liệu gây ô nhiễm môi trường giá rẻ.

Theo dõi các sản phẩm của Tiệm con công: TẠI ĐÂY

cuoc-doi-dau-giua-thoi-trang-nhanh-va-thoi-trang-cham-o-thu-phu-zara-1
Áo Chạp và quần Bông - The 31

Theo dõi các sản phẩm The 31: TẠI ĐÂY

“Sống chậm lại để yêu thương bản thân nhiều hơn” là thông điệp mà The 31 đã gửi gắm vào trong từng sản phẩm của mình. Đằng sau chiếc tên mới lạ “The 31” là một câu chuyện tâm tình cho những nỗi lòng khi bước sang tuổi 30. Không còn những nhịp sống hối hả như khi còn trẻ, tuổi 30 là thời điểm sẵn sàng để “ổn định cuộc sống”. Không còn chạy theo những thứ hợp thời trang mà chúng ta sẽ dần trở nên chú trọng đến môi trường sống hơn, dần tìm kiếm những sản phẩm chất lượng cao và bền vững hơn.

Cuộc đối đầu giữa thời trang nhanh và thời trang chậm không chỉ là sự cạnh tranh giữa hai mô hình kinh doanh, mà còn phản ánh sự thay đổi trong nhận thức và thói quen tiêu dùng của con người. Dần dần, khi bạn nhận ra bản thân có thể thong thả với tủ đồ của mình thì các thương hiệu thời trang cũng không thể ép chạy theo những phù phiếm được. Zara sẽ ra sao với những ảnh hưởng này trong tương lai?

Bình luận