Mách nhỏ cho mẹ bầu: Cách ngăn ngừa vết rạn da khi mang thai

Rạn da là tình trạng phổ biến đối với các mẹ bầu trong thai kỳ. Nhiều thai phụ cảm thấy khó chịu, stress với các vết rạn liên tiếp xuất hiện vì chúng ảnh hưởng nghiêm trọng về mặt thẩm mỹ. Đừng quá lo lắng, Profbeauty sẽ mách nhỏ cho các mẹ bầu những cách ngăn ngừa vết rạn da qua bài viết dưới đây!

Mách nhỏ cho mẹ bầu: Cách ngăn ngừa vết rạn da khi mang thai

Vết rạn da là gì? 

Rạn da là một loại sẹo, xảy ra khi da co lại hoặc căng ra rất nhanh. Vết rạn da thường xuất hiện khi dậy thì, mang thai hoặc quá trình tăng và giảm cân. Rạn da khi mang thai là một vấn đề phổ biến đối với phụ nữ trong và sau thai kỳ. Hiện tượng này thường xuất hiện ở vùng bụng, ngực, hông, và đôi khi ở đùi. Rạn da bụng xuất hiện do sự căng trở nên quá mức của da khi bụng mở rộng để đối phó với sự phát triển của thai nhi.

Theo các chuyên da, trong da của chúng ta có chứa các protein bao gồm collagen và elastin, giúp da có thể căng giãn. Tuy nhiên, khi da bị căng một cách nhanh chóng, đột ngột, các protein này có thể vỡ ra và làm xuất hiện các vết rạn. 

Vết rạn da thường xuất hiện trước và sau khi sinh.
Vết rạn da thường xuất hiện trước và sau khi sinh. 

Khi các vết rạn xuất hiện, da sẽ trông mỏng hơn và có thể xuất hiện các đường lõm. Tuỳ thuộc vào màu da hoặc khoảng thời gian vết rạn da tồn tại mà màu sắc có thể thay đổi từ đỏ, tím, bạc, trắng, thậm chí là màu đen sẫm. “Đối với những người thuộc tuýp da trắng, ban đầu chúng thường xuất hiện với màu đỏ, sau đó chuyển sang trắng ngà. Ở các vùng da sẫm màu, rạn da có thể đậm màu do tăng sắc tố và chuyển sang màu nâu nhạt.”, bác sĩ da liệu Tiffany Clay cho biết. 

Tại sao vết rạn da xảy ra khi mang thai? 

Vết rạn da thường xảy ra khi mang thai vì sự kết hợp của nồng độ hormone dao động, căng da và do di truyền. Chúng thường xảy ra trong tháng thứ 3 của thai kỳ. Đây là thời điểm da căng nhất. “Khi mang thai, cơ thể sản xuất ra mức độ hormone cao hơn, chẳng hạn như estrogen và progesterone, có thể làm suy giảm độ đàn hồi của da. Kết quả là da dễ bị rạn hơn.”, bác sĩ Tara Shirazian nói. 

Ngoài ra, nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, các vết rạn da có thể do di truyền. Do đó, bạn hoàn toàn có nguy cơ mắc phải nếu trong gia đình bạn có tiền sử rạn da. 

Liệu các vết rạn có thể ngăn ngừa?

Không có cách nào để ngăn ngừa tuyệt đối các vết rạn da khi mang thai. Tuy nhiên, bạn có thể áp dụng một số phương pháp để chúng ít có khả năng xảy ra hơn, cũng như giảm thiểu sự xuất hiện của chúng trên cơ thể. Điều này là do các yếu tố liên quan đến sự phát triển của các vết rạn da, bao gồm di truyền, thay đổi nội tiết tố, loại da và thai nhi. May mắn thay, bạn vẫn có một số lựa chọn để giảm khả năng bị rạn da và giảm thiểu sự xuất hiện của chúng.

Không thể ngăn ngừa tuyệt đối tình trạng này xảy ra, tuy nhiên có thể sử dụng một số phương pháp để hạn chế.
Không thể ngăn ngừa tuyệt đối tình trạng này xảy ra, tuy nhiên có thể sử dụng một số phương pháp để hạn chế.

Cách ngăn ngừa rạn da khi mang thai

1. Cung cấp nước cho cơ thể

Uống nhiều nước có thể giúp da được dẻo dai và mềm mại. Điều này có thể làm giảm khả năng phát triển của các vết rạn. Việc duy trì cơ thể đủ nước sẽ góp phần làm da được giữ ẩm và ít có khả năng bị giãn đột ngột khi da căng ra. 

2. Sử dụng chiết xuất Centella Asiatica

Centella Asiatica là tên khoa học của cây rau má, có khả năng ngăn ngừa các vết rạn da. Các dưỡng chất trong chiết xuất rau má giúp kích thích tái tạo tế bào da, tăng khả năng làm lành sẹo một cách hiệu quả. Ngoài ra, công dụng thần kỳ của rau má còn ngăn ngừa sự phát triển và xuất hiện vết rạn, kích thích sản xuất tế bào giúp xây dựng các mô ở khu vực có vết rạn da. 

Chiết xuất rau má giúp ngăn ngừa các vết rạn da
Chiết xuất rau má giúp ngăn ngừa các vết rạn da 

3. Sử dụng các sản phẩm có chứa hoạt chất hyaluronic acid

Hyaluronic Acid (HA) là một chất trong tự nhiên có trong cơ thể, đặc biệt là trong da, sụn, và các mô kết nối. Hoạt chất này có thể kích thích sự tạo ra collagen, một protein quan trọng giúp duy trì cấu trúc và độ đàn hồi của da. Bên cạnh đó, việc giữ nước giúp da đạt được được độ đàn hồi và độ đàn hồi tự nhiên, giảm tình trạng rạn da và nhăn da. 

4. Duy trì cân nặng ổn định

Vết rạn da thường xảy ra trong thời kỳ mang thai vì tăng cân nhanh chóng khiến da bạn căng ra. Do đó, tăng cân ổn định có thể có thể hữu ích trong việc giảm thiểu các vết rạn da bằng cách giảm áp lực trên da. Việc duy trì một lối sống lành mạnh và tăng cân dần dần theo sự tăng trưởng của thai nhi có thể giảm nguy cơ này.

5. Tập thể dục thường xuyên 

"Tập thể dục thường xuyên có thể giúp cải thiện tuần hoàn máu, giữ cho làn da khỏe mạnh, căng bóng." Shirazian nói. Tập thể dục là chìa khoá để bạn duy trì cân nặng ổn định, tránh tăng cân đột ngột, chống lại sự xuất hiện của các vết rạn da. Hãy lên kế hoạch tập thể dục một cách chi tiết và tham khảo ý kiến của bác sĩ để có mức độ tập luyện hợp lý, an toàn. 

Nên lập kế hoạch tập thể dục với sự tham khảo từ bác sĩ để tăng tính hiệu quả, an toàn
Nên lập kế hoạch tập thể dục với sự tham khảo từ bác sĩ để tăng tính hiệu quả, an toàn. 

Vết rạn da là một phần không thể thiếu của thai kỳ và trong cuộc sống. Hãy nhớ rằng, những vết rạn này không hề làm bạn xấu đi vì chúng là biểu tượng của sự thiêng liêng và hy sinh của người mẹ trong quá trình mang thai. Do đó, hãy đón nhận chúng da với thái độ tích cực. Khi những vết rạn da xuất hiện, đó cũng là lúc những thiên thần nhỏ sắp đến với chúng ta.

Bình luận