Giày cao gót từ lâu đã gắn liền với với các chị em phụ nữ, không chỉ đơn thuần là món đồ thời trang mà nó đã trở thành biểu tượng của sự quyến rũ và tự tin. Nhưng đằng sau vẻ đẹp lộng lẫy ấy ẩn chứa những bí mật thú vị đang chờ bạn khám phá.
Giày cao gót sinh ra là dành cho…đàn ông
Giày cao gót thực tế được phát minh với mục đích ban đầu dành riêng cho nam giới, điều này có thể khiến nhiều người bất ngờ. Vào thời điểm đó, giày cao gót được coi là một sản phẩm thiết kế đặc biệt cho các kỵ binh. Các nhà sử học cho rằng giày cao gót có khả năng giúp kỵ binh cưỡi ngựa dễ dàng hơn, giúp họ có thể vững vàng trên bàn đạp, ngồi ổn định trên yên ngựa, tăng khả năng bắn cung chính xác.
Những ghi chú cổ nhất về giày cao gót xuất hiện vào thế kỷ XVI. Hai bức tranh được vẽ vào năm 1591 và 1593 miêu tả những kỵ binh Ba Tư, chân đi giày cao gót, ngồi trên yên ngựa. Điều này chứng minh rằng giày cao gót bắt nguồn từ Ba Tư thay vì Tây phương, như mọi người thường nghĩ.
Dưới triều đại Safavid, giày cao gót được sử dụng rộng rãi trong quân đội. Vào cuối thế kỷ XVI, quân đội Ba Tư trở thành một trong những đội quân mạnh nhất thế giới, và mở rộng lãnh thổ thông qua các cuộc chinh phạt. Đội kỵ binh đóng vai trò quan trọng trong các cuộc chinh phạt này và giày cao gót đã được sử dụng một cách hiệu quả. Với mong muốn đánh bại quân đội Ottoman và mở rộng lãnh thổ, vua Abbas I đã tìm cách tăng cường quan hệ ngoại giao với các nước phương Tây. Đây là khởi đầu một cuộc giao lưu văn hóa, giới quý tộc phương Tây bắt đầu thấy hứng thú với giày cao gót và xem nó như một biểu tượng của quyền lực và địa vị.
Giày cao gót là phương tiện thể hiện đẳng cấp xã hội
Trong quá khứ, khi các tầng lớp thấp hơn bắt chước kiểu giày cao gót, nhà quý tộc đã tăng chiều cao của giày để tách biệt hoàn toàn với dân thường. Những đôi giày cao gót được họ mang để thể hiện một điều: những người giàu có không cần phải đi bộ xa, không cần phải làm việc như dân nghèo, và do đó, họ có thể thoải mái mang những món phụ kiện xa xỉ, bất chấp sự bất tiện.
Hoàng đế Louis XIV của Pháp rất ưa chuộng giày cao gót, nó đã trở thành một phần không thể thiếu của phong cách và văn hóa thời kỳ đó. Louis XIV thậm chí đã ban hành một sắc lệnh chỉ cho phép các quần thần trong triều mang giày cao gót màu đỏ, và màu sắc này đã trở thành biểu tượng của quyền lực, tôn quý.
Giày cao gót đã thu hút sự chú ý của công chúng khi được mang trong lễ cưới của hoàng hậu Catherine de Medici của Pháp. Vì không muốn xuất hiện với chiều cao khiêm tốn, nữ hoàng đã chọn một đôi giày có đế cao cho lễ cưới vào năm 1533. Điều này đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong sự phát triển của giày cao gót. Xu hướng đi giày cao gót phát triển mạnh mẽ trong tầng lớp quý tộc châu Âu, biến nó thành biểu tượng của quyền lực. Vào đầu thế kỷ XVII, giày cao gót trở thành một tuyên ngôn thời trang của giới thượng lưu.
Điều gì sẽ xảy ra khi bạn thường xuyên đi giày cao gót
Trái ngược hoàn toàn với quá khứ, giày cao gót hiện nay đã trở thành một phụ kiện không thể thiếu đối với phụ nữ. Đứng trên đôi giày cao gót giúp phái đẹp tự tin và quyến rũ hơn. Vì vậy, không ít chị em sành điệu đã áp dụng chúng vào mọi hoạt động của mình. Tuy nhiên, sau vẻ đẹp lộng lẫy và cuốn hút mà giày cao gót mang lại, nó cũng tiềm ẩn những tác động tiêu cực đến sức khỏe.
Khi đi giày cao gót áp lực phân bổ lên chân không đồng đều dẫn đến căng thẳng và mệt mỏi cho các cơ bắp, đặc biệt là vùng mắt cá chân và gối. Không chỉ vậy, áp lực tập trung lên ngón chân và gót chân có thể gây ra đau nhức, viêm khớp và thậm chí gây tổn thương xương chân.
Giày cao gót còn vô hình chung làm thay đổi cấu trúc tự nhiên của cột sống, tạo ra sự chênh lệch trong phân phối trọng lượng và áp lực lên các đốt sống. Kết quả, có thể gây ra các vấn đề như thoái hóa đĩa đệm và đau lưng mãn tính, ảnh hưởng đến sự linh hoạt và chức năng của cột sống.
Hơn nữa, việc đi giày cao gót làm giới hạn sự thoải mái và tự do di chuyển của chân gây mất cân bằng và gia tăng nguy cơ ngã. Tư thế không ổn định và trọng tâm không đều khiến bạn dễ dàng mất thăng bằng trên các bề mặt không bằng phẳng hoặc trơn trượt.
Để giảm tác động tiêu cực của giày cao gót, hãy lựa chọn giày với độ cao hợp lý và độ êm ái, đồng thời hỗ trợ chân tốt. Bên cạnh đó, tập thể dục giãn cơ và cân bằng cơ thể để giảm căng thẳng và mệt mỏi. Quan trọng hơn, hãy thay phiên giữa giày cao gót và giày phẳng để cho chân có thời gian nghỉ ngơi và phục hồi.
Những đôi giày cao gót độc lạ
Mẫu giày mô phỏng hình ảnh ngôi sao ca nhạc từ phong cách biểu diễn Madonna những năm 90 (Blond Ambition)
Mẫu giày lấy cảm hứng từ nữ ca sĩ lừng danh Madonna và đôi bốt hai gót xuất hiện trong MV Born This Way của Lady Gaga từng "làm mưa làm gió" trên truyền thông
Giày gót thấp được mô phỏng từ trái chuối chín vàng.
Đôi giày cực kỳ sexy với tone màu da và gót cao dựa trên hình thể của thiếu nữ.
Giày phong cách ly cà phê đen của NTK Kobi Levi
Đôi giày cao gót da màu nude đậm mang một cái tên đáng yêu "Mẹ và con".
Giày cao gót da ấn tượng này được thiết kế với hình dạng lấy cảm hứng từ một chú ngỗng đen nổi bật.
Cây cầu trượt trong khu vườn trẻ cũng đã trở thành nguồn cảm hứng cho một đôi giày cao gót phong cách color block, tạo nên một vẻ trẻ trung vô cùng nổi bật.
Đôi giày cao gót bằng da bọc lụa dát vàng độc đáo này do các nghệ nhân miệt mài chế tác suốt 9 tháng ròng, được khảm tới 236 viên kim cương và đá quý viền quanh thân mép giày có giá trị lên tới 17 triệu USD và được mệnh danh là đôi giày cao gót đắt nhất thế giới
Bình luận