Nếu như trước kia “phương thuốc” uống nước chanh mật ong ngay sau khi thức dậy là xu hướng cho một cơ thể khỏe mạnh thì hiện nay, một cái tên khác chiếm sóng toàn cầu đó là giấm táo. Nó đã trở thành một thuật ngữ phổ biến trên TikTok và được các sao như Victoria Beckham, Kourtney Kardashian và Hailey Bieber uống hàng ngày như một thức uống làm đẹp và giảm cân. Tuy nhiên, liệu việc tiêu thụ giấm táo có mang lại lợi ích như lời đồn?

Từ bổ sung collagen đến các chất chống lão hóa trong thức ăn, nước uống, giới yêu sức khỏe vẫn không ngừng cập nhật những loại chất đặc biệt có khả năng vượt trội trong việc cải thiện sức khỏe. Với những hứa hẹn về làn da sáng, lượng đường cân bằng và sức khỏe đường ruột tốt hơn, thật dễ dàng bị thu hút khi nói đến công dụng của giấm táo. Nhưng trong khi giấm táo tiếp tục trở nên phổ biến và càng nhiều người tin dùng thì liệu nó có mang lại kết quả đáng kì vọng hay không lại là một câu hỏi hoàn toàn khác.
Giấm táo là một phương pháp điều trị tại nhà phổ biến. Suốt nhiều thế kỷ, người ta đã quen thuộc sử dụng loại giấm này trong nấu ăn và y học tự nhiên.
LỢI ÍCH CỦA GIẤM TÁO
1. Chứa nhiều chất có lợi cho sức khỏe
Giấm táo được làm bằng cách lên men đường từ táo. Điều này biến chúng thành axit axetic (5-6% axit axetic trong giấm táo) là thành phần hoạt chất chính trong giấm và có thể mang lại lợi ích cho sức khỏe. Giấm táo hữu cơ, chưa lọc cũng chứa một chất gọi là mẹ, bao gồm các sợi protein, enzym và vi khuẩn thân thiện khiến sản phẩm có vẻ ngoài đục. Mặc dù giấm táo không chứa nhiều vitamin hoặc khoáng chất nhưng các thương hiệu uy tín có thể chứa một số axit amin và chất chống oxy hóa
2. Có thể giúp tiêu diệt vi khuẩn có hại
Chất chính trong giấm - axit axetic - có thể tiêu diệt mầm bệnh, bao gồm một số chủng vi khuẩn có hại hoặc ngăn chúng sinh sôi. Nó có lịch sử sử dụng như một chất khử trùng và chất bảo quản tự nhiên. Người ta thường sử dụng giấm để làm sạch và khử trùng, điều trị nấm móng, chấy, mụn cóc và nhiễm trùng tai. Ngoài ra, giấm táo cũng là một chất bảo quản thực phẩm. Các nghiên cứu cho thấy nó ức chế vi khuẩn như E. coli phát triển và làm hỏng thực phẩm
3. Giảm lượng đường trong máu và kiểm soát bệnh tiểu đường
Giấm táo đã cho thấy nhiều hứa hẹn trong việc cải thiện độ nhạy insulin và giúp giảm lượng đường trong máu sau bữa ăn.
Cho đến nay, một trong những ứng dụng thuyết phục nhất của giấm là giúp điều trị bệnh tiểu đường loại 2. Và đối với những người không mắc bệnh tiểu đường, lượng đường trong máu được duy trì ở mức bình thường.
4. Hỗ trợ giảm cân và giúp đẹp da
Một số nghiên cứu trên người cho thấy giấm có thể làm tăng cảm giác no. Điều này có thể dẫn đến ăn ít calo hơn và giảm cân. Giấm táo chỉ chứa khoảng ba calo mỗi muỗng canh. Tuy nhiên, việc giảm cân lâu dài được tạo ra bằng cách áp dụng chế độ ăn uống và thói quen sinh hoạt hữu ích và tư vấn của bác sĩ dinh dưỡng hoặc chuyên gia.
Một số người sử dụng giấm táo như một phương thuốc phổ biến cho các tình trạng da như da khô và bệnh chàm. Da có tính axit nhẹ tự nhiên nhưng nó có thể ít axit hơn ở những người bị bệnh chàm. Vì thế, giấm táo giúp cung cấp axit tự nhiên để nuôi dưỡng làn da.
NHƯỢC ĐIỂM
Việc tiêu thụ giấm táo không đúng hay không phù hợp với thể trạng cá nhân cũng khiến cho giấm táo trở thành thứ thuốc phá hủy sức khỏe.
1. Bào mòn men răng
Tính axit cao của giấm táo có thể làm hỏng men răng nếu tiêu thụ quá mức
2. Kích ứng đường tiêu hóa
Tuy giấm táo có thể giúp giải quyết các vấn đề về đường tiêu hóa nhưng nó có thể gây ra hoặc làm trầm trọng thêm các triệu chứng ở những người bị loét hoặc trào ngược axit dạ dày. Giấm táo có thể ảnh hưởng đến các mô mỏng manh của cổ họng và thực quản - những nơi thường không tiếp xúc với độ pH thấp như vậy một cách thường xuyên. Giáo sư Jesse E. Medellin cảnh báo: “Những người đã có vấn đề về men răng hoặc đã bị trào ngược axit không nên sử dụng giấm táo, đặc biệt là dưới dạng đồ uống”.
3. Can thiệp vào tác dụng của thuốc
Giấm táo có thể tác dụng với một số loại thuốc, chẳng hạn như thuốc lợi tiểu hoặc insulin, có thể dẫn đến nồng độ kali thấp hoặc hạ đường huyết. Từ đó dẫn tới nguy cơ loãng xương do nồng độ kali giảm làm tăng nguy cơ loãng xương.
4. Kích thích nhu động ruột, gây đầy hơi và có thể hại thận
Tiêu thụ nhiều giấm táo sẽ làm chậm quá trình làm rỗng dạ dày. Điều này làm giảm tốc độ thức ăn rời khỏi dạ dày nghĩa là bạn sẽ cảm thấy no lâu hơn. Eliza Savage - chuyên gia dinh dưỡng được cấp phép có trụ sở tại New York (Hoa Kỳ) cho biết đôi khi việc làm rỗng dạ dày chậm có thể gây giảm cân tạm thời nhưng nó cũng gây đầy hơi và buồn nôn nghiêm trọng trong một số trường hợp.Theo chuyên gia Amanda - chuyên gia dinh dưỡng có trụ sở tại Chicago, giấm táo có hàm lượng acid cao hơn có thể làm trầm trọng bệnh suy thận.
Cách tốt nhất để dùng giấm táo là gì?
Do hàm lượng axit cao, các chuyên gia thận trọng không nên tiêu thụ ACV dưới dạng liều đơn giản. Tiến sĩ Maruthappu - cố vấn cấp cao cho L'Oreal khuyên: “Hãy pha loãng giấm táo trước khi dùng vì hàm lượng axit có thể gây mòn men răng hoặc kích ứng đường tiêu hóa”.
Tiến sĩ Reena Wadia, người sáng lập và chuyên gia chính về kẹo cao su của RW Perio cũng khuyên “Tránh đánh răng sau khi tiêu thụ giấm táo để tránh xói mòn men răng”
Khuyên dùng
Nhiều nghiên cứu chưa đưa ra được hết lợi và hại của giấm táo nên khó có thể biết tiêu thụ bao nhiêu một ngày là an toàn.Tiến sĩ Banini - Trợ lý Giáo sư Y khoa tại Trường Y Yale cho những người bị dị ứng với táo và pectin, phụ nữ đang mang thai hoặc cho con bú (do không đủ bằng chứng) và những người đang dùng các loại thuốc như thuốc lợi tiểu, digoxin và insulin không được sử dụng giấm táo.
Tiến sĩ Banini cho biết thêm, bất kỳ ai bị bệnh Barrett thực quản, xói mòn hoặc hẹp thực quản đều không nên dùng giấm táo. Những người đang dùng thuốc điều trị huyết áp, cholesterol hoặc tiểu đường cũng không nên dùng mà không có sự giám sát, vì những loại thuốc này có thể cần phải giảm liều vì nó có thể ảnh hưởng đến lượng đường trong máu và tốc độ chuyển hóa của thuốc/dược phẩm.
Tiến sĩ cũng gợi ý liều lượng giấm táo dao động từ một đến hai thìa cà phê đến một đến hai thìa ăn mỗi ngày, có thể thêm vào món salad hoặc pha loãng trong nước hoặc đồ uống trước bữa ăn 30 phút (15–30 ml). Điều quan trọng là bạn phải PHA LOÃNG nếu không muốn men răng bị phá bỏ và súc miệng sau mỗi lần tiêu thụ giấm táo
Vậy bạn có nên dùng giấm táo không?
Khi tiêu thụ đúng cách như một phần của chế độ ăn uống cân bằng, lành mạnh, giấm táo đương nhiên sẽ mang lại những hiệu quả thiết thực nhưng hãy lắng nghe cơ thể của bạn. Bắt đầu với một thìa canh vào thức ăn hoặc pha loãng với nước mỗi ngày một lần và cẩn thận khi dùng nó trước bữa ăn đầu tiên nếu bạn dễ bị đau bụng. Mặc dù giấm táo có những lợi ích đáng kể - cân bằng lượng đường trong máu tốt hơn, mức cholesterol khỏe mạnh hơn và cải thiện tiêu hóa - nhưng cũng có một số nhược điểm cần xem xét. Khi nói đến sức khỏe, không gì có thể thay thế được lối sống và ăn uống lành mạnh.
Bình luận