Sự sang trọng sẽ được định nghĩa như thế nào vào năm 2024?

Một loạt các xu hướng đã được hình thành và phát triển trong nửa cuối năm 2023 và đầu 2024 dự đoán sẽ định hình là ngành công nghiệp thời trang xa xỉ trong năm nay. 

Sự sang trọng sẽ được định nghĩa như thế nào vào năm 2024?

Vào năm 2023, thị trường hàng xa xỉ toàn cầu có giá trị 1,6 nghìn tỷ USD, tăng từ 8%-10% trong tất cả các danh mục bán lẻ. Mức độ tăng trưởng được dự đoán sẽ không tiếp tục phát triển trong 12 tháng sắp tới. Điều này được các chuyên gia dự đoán dựa trên mức độ và xu hướng mua sắm của người tiêu dùng. Theo đó, khách hàng mua sắm các mặt hàng xa xỉ sẽ cẩn trọng và tiết kiệm với với các khoản chi tiêu của họ.  

"Năm 2024 sẽ là năm định nghĩa lại sự sang trọng." Daniel Langer - Giám đốc điều hành của công ty chiến lược thương hiệu tiêu dùng, phong cách sống và hàng xa xỉ Équité - trả lời trong một cuộc phỏng vấn. Dưới đây là 3 yếu tố sẽ làm thay đổi định nghĩa sự sang trọng trong thời gian sắp tới. 

Nhóm người sử dụng TikTok sành điệu hơn

Với hơn 45 triệu người dùng, TikTok đã thâm nhập vào mọi ngành công nghiệp kể từ khi bùng nổ vào năm 2018, ảnh hưởng lớn đến quyết định của người tiêu dùng trong các lĩnh vực từ các khách sạn nhà hàng đến xu hướng thời trang và làm đẹp. Ban đầu, các thương hiệu xa xỉ không thể bắt kịp hình thực mới này, nhưng sau một thời gian, họ đã tăng giá trị tác động truyền thông của với tốc độ nhanh hơn trên ứng dụng này. 

Các thương hiệu cao cấp ngày càng có nhiều nội dung sáng tạo nhằm thu hút khách hàng qua nền tảng này.
Các thương hiệu cao cấp ngày càng có nhiều nội dung sáng tạo nhằm thu hút khách hàng qua nền tảng này. 

Đối với sự sang trọng, TikTok là cơ hội để các thương hiệu đa dạng hóa danh mục đầu tư của họ và phục vụ cho đa dạng nhóm khách hàng. Đồng thời, tạo ra thế hệ người tiêu dùng mới, cao cấp hơn. "TikTok chắc chắn vẫn sẽ là nguồn tiếp thị có giá trị cho các thương hiệu cao cấp vào năm 2024, nhưng các thương hiệu sẽ cần phải sáng tạo thêm để trở nên thu hút trong bối cảnh cạnh tranh như này nay.", Katie Devlin, trợ lý biên tập viên xu hướng của tờ Stylus nói. 

Người tiêu dùng có thể sẽ ngày quan tâm đến tính xác thực thông tin từ các nhà sáng tạo nội dung. Do đó, những thương hiệu xa xỉ nên tiếp cận nền tảng TikTok một cách thận trọng với các nội dung kiểm duyệt kĩ lưỡng.

AI: Cường điệu và tiềm năng

Năm 2023, trí tuệ nhân tạo (AI) đã xuất sắc bùng nổ và được các thương hiệu tích hợp nhằm hỗ trợ trong việc nâng cao trải nghiệm khách hàng. Tuy nhiên, sang năm 2024, một sự biến đổi mới trong AI khiến các nhà mối phải lưu ý. “Các thương hiệu không nên tuyên bố chỉ sử dụng AI để giới thiệu sự đổi mới mà cần tích cực kết hợp chúng trong các hoạt động vận hành và chăm sóc khách hàng.”, giám đốc điều hành của công ty thời trang AR Zero10 - George Yashin chia sẻ. 

Mặc dù có nhiều ứng dụng, song, nhiều chuyên gia cảnh báo AI hoàn toàn  không thể thay thế con người trong lĩnh vực sáng tạo thời trang.
Mặc dù có nhiều ứng dụng, song, nhiều chuyên gia cảnh báo AI hoàn toàn  không thể thay thế con người trong lĩnh vực sáng tạo thời trang.

Tuy nhiên, Roxanne Iyer, giám đốc điều hành của nền tảng thời trang kỹ thuật số Syky, cho rằng, bên cạnh tận dụng AI, các thương hiệu xa xỉ cũng cần duy trì tính độc quyền trong sáng tạo. “AI sẽ là công cụ hỗ trợ tuyệt vời cho con người, nhưng chúng không thể thay thế con người, đặc biệt trong lĩnh vực sáng tạo.”

Xu hướng bán lẻ các mặt hàng xa xỉ: Second hand và CSR

Thị trường thời trang xa xỉ second hand tiếp tục phát triển và trị giá 33 tỷ euro vào năm 2021, tăng 65% kể từ năm 2017. Theo nghiên cứu của Tập đoàn Tư vấn Boston, 70% người mua đồ cũ thực hiện lần mua các mặt hàng cao cấp đầu tiên chủ yếu là các sản phẩm cổ điển, mang tính “thương hiệu” của brand. Theo Bain & Company, thị trường đồ cũ có thể chiếm tới 20% doanh thu của các nhà mốt vào năm 2030.

Tuy nhiên, các thương hiệu xa xỉ đã chậm nắm bắt thị trường second hand. Nhà thiết kế Gucci Alessandro Michele từng mô phỏng lại một cửa hàng ý tưởng trực tuyến cung cấp các món đồ cổ điển cho lễ kỷ niệm 100 năm thành lập trong Tuần lễ thời trang Milan 2021.Công nghệ này mang đến một số lợi ích cho thương hiệu và khách hàng như nguồn gốc sản phẩm được truy xuất dễ dàng hơn trong suốt vòng đời của chúng nhằm cung cấp bằng chứng về tính xác thực cho người mua cũ.

Ngoài ra, chúng cũng giúp thúc đẩy nguồn cung ứng có trách nhiệm và bền vững hơn - điều mà hầu hết các thương hiệu xa xỉ đã phấn đấu trong nhiều năm. Đây cũng là định hướng CSR của nhiều thương hiệu. Ví dụ, Kering đặt mục tiêu sẽ đạt được tính trung lập carbon vào năm 2050; Chanel có chương trình 'Mission 1, degree 5' để giảm phát thải khí nhà kính.

Các chiến dịch CSR tương tự như của Chanel hay Keyring cũng sẽ tiếp tục được các nhà mốt cao cấp tiến hàng trong năm 2024.
Các chiến dịch CSR tương tự như của Chanel hay Keyring cũng sẽ tiếp tục được các nhà mốt cao cấp tiến hàng trong năm 2024. 

Theo xếp hạng CSR vào năm 2021 của BrandZ, các thương hiệu thời trang cao cấp hàng đầu như Louis Vuitton, Chanel, Hermès, Gucci, Rolex, Dior, Cartier, Saint-Laurent, Prada và Burberry đã cải thiện xếp hạng CSR của họ, tăng 5 điểm so với năm 2020 và đạt con số 114 điểm vào năm 2021. Năm 2024 dự đoán sẽ là năm bùng nổ các chiến dịch CSR của các nhà mốt này với những thông điệp ý nghĩa

Bình luận