Mùa hè với những ngày nắng nóng chói chang chắc chắn sẽ gây ảnh hưởng đến làn da của các nàng. Một trong những tác động phổ biến của ánh mặt trời là khiến da bị bắt nắng. Da bị bắt nắng nhìn chung không quá nghiêm trọng nhưng nếu các nàng không xử lí và thực hiện các biện pháp bảo vệ da đúng cách thì có thể dẫn tới các triệu chứng nặng. Trong bài viết này, hãy cùng học hỏi một số tips hữu ích giúp các nàng hồi phục và bảo vệ làn da khi bị bắt nắng nhé.
Cơ chế sinh học khi da bắt nắng
Dấu hiệu sạm đen là cơ chế bảo vệ của cơ thể chống lại các tia cực tím (UV) có hại. Khi da tiếp xúc với tia UV, cơ thể sẽ tạo ra melanin, một sắc tố đen được hình thành bởi các tế bào da melanocytes. Các hắc tố được sản sinh để bảo vệ da và lượng hắc tố sản xuất ra tùy thuộc vào di truyền. Khi những người sản xuất ít hắc tố hơn tiếp xúc quá nhiều với tia UV, sẽ gây tổn thương DNA ở các lớp trên của tế bào da, dẫn đến bỏng bức xạ, được gọi là cháy nắng.
Biểu hiện cụ thể của làn da khi bắt nắng
Các dấu hiệu xảy ra khi da bị bắt nắng:
Da đỏ rát do hàng rào bảo vệ da bị tổn thương, mạch máu dưới da bị giãn, dịch cùng các yếu tố gây viêm bị thoát mạch đi đến các tổ chức của da làm nảy sinh phản ứng viêm.
- Các vùng da không đều màu vì tia UVA kích thích sản sinh Melanin tối màu gây nên hiện tượng đen sạm da.
- Khô sạm da vì tế bào keratin bị sừng hóa, da bị dày, khô và dễ bong tróc.
Nếu da bị cháy nắng ở mức độ nghiêm trọng sẽ có hiện tượng: nổi bóng nước, phồng rộp, nhiễm trùng, sưng phù.
Các bước hồi phục da bị bắt nắng
- Làm sạch da
Đây là bước không thể bỏ qua trong quá trình phục hồi da bị cháy nắng. Bạn hãy dùng nước mát có trong vòi hoa sen để rửa vết bỏng do cháy nắng hoặc ngâm mình trong bồn nước mát để cho da được làm dịu. Trong quá trình này hãy nhờ không dùng nước đá vì chênh lệch nhiệt độ lớn dễ làm da bị bỏng lạnh, tốc độ hồi phục giảm. Lưu ý không chà xát mạnh để làm da bị tổn thương nặng hơn.
-
Làm dịu da
Đây chính là phương pháp vô cùng đơn giản nhưng mang lại hiệu quả rất cao trong việc phục hồi làn da cháy nắng.
Bạn có thể sử dụng khăn bọc đá lạnh hoặc khăn lạnh để chườm lên vùng da bị cháy nắng, điều này giúp cân bằng nhiệt độ cho vùng da cháy nắng. Trong khi da vẫn còn ẩm sau khi làm mát, hãy sử dụng kem dưỡng ẩm cho vùng da bị tổn hại bởi ánh nắng như gel nha đam, sữa chua không đường hay tinh chất trà xanh để làm dịu vết bỏng nhẹ.
- Cung cấp đầy đủ nước cho cơ thể
Khi da bị cháy nắng, cũng là lúc cơ thể đang bị mất nước khá nhiều. Bổ sung đủ lượng nước cho cơ thể có thể giúp làn da căng mọng và khỏe hơn. Đối với những trường hợp da bị bong tróc nên tăng cường uống nhiều nước hơn để có thể bổ sung đủ lượng nước cần thiết (tầm 2-4 lít/ngày).
Bạn có thể uống nước lọc hoặc ép trái cây giàu vitamin E, C, A giúp tăng cường đề kháng cho da.
- Tìm đến bác sĩ
Với tình trạng da bị tổn thương nặng do cháy nắng và xuất hiện những dấu hiệu như bong tróc, đau rát hay xuất hiện tàn nhang thì bạn nên liên hệ với bác sĩ da liễu để phục hồi làn da đúng cách đúng thời điểm. Nếu tình trạng cháy nắng trở nên nghiêm trọng hơn, bạn có thể cảm thấy buồn nôn, sốt, mệt mỏi, mất ý thức,... thì nên đến ngay cơ sở y tế để được kiểm tra và xử trí kịp thời.
Cách bảo vệ da tránh bị bắt nắng
Hiệp hội Da Hoa Kỳ khuyên mọi người nên tránh ánh nắng mặt trời trong khoảng thời gian từ 10 giờ sáng đến 4 giờ chiều. Thời điểm này là lúc các tia mạnh nhất và mức độ tiếp xúc với tia cực tím là lớn nhất.
Ngoài ra khi đi ra ngoài, bạn nên đội mũ rộng vành và mặc áo dài tay và quần dài, cũng như sử dụng trang phục tối màu có khả năng bảo vệ da tốt hơn.
Bôi kem chống nắng khi ra ngoài là một bước vô cùng quan trọng. Hãy sử dụng kem chống nắng đúng cách để bảo vệ làn da khỏi tia UV nguy hại của ánh sáng mặt trời như:
- Chọn kem chống nắng có chỉ số chống nắng (SPF) từ 30 trở lên.
-
Chọn kem chống nắng có khả năng chống nước.
-
Chọn kem chống nắng bảo vệ khỏi cả tia UVA và UVB.
-
Thoa 20–30 phút trước khi ra nắng, để có thời gian hấp thụ.
-
Ghi nhớ những vùng cơ thể dễ bị bỏ sót, chẳng hạn như tai, quai hàm,...
-
Thoa lại kem chống nắng ít nhất 2 giờ một lần để duy trì sự bảo vệ.
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều hãng sản xuất kem chống nắng có chỉ số chống nắng đạt mức cao nhất SPF50+ có thể kể đến như Anessa Gold Milk, Innisfree Perfect UV Protection Cream Triple Care, Sunplay Skin Aqua Lavender,..
Trong đó đáng chú ý là sản phẩm Avorio Face & Body Functional Sun Fluid. Đây là sữa chống nắng chức năng dành cho cả mặt và body lần đầu tiên có mặt tại Việt Nam. Với công thức kết hợp đa màng lọc với Titanium Dioxide, Zinc Oxide và chiết xuất tế bào gốc Bông Cotton, 3-O-Ethyl Ascorbic Acid (EAA), Avorio Face & Body Functional Sun Fluid không chỉ tăng tối đa khả năng chống nắng, bảo vệ da trước các tác động của các tia UV, ô nhiễm đô thị (IR, VIS) và bức xạ từ thiết bị điện tử (HEV), mà còn có khả năng sửa chữa các tổn thương do ánh sáng mặt trời tác động trên da, bao gồm viêm, ban đỏ và tổn thương DNA.
Cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng, bạn hãy duy trì làn da khỏe mạnh từ bên trong trước các tác nhân gây hại từ môi trường bằng cách bổ sung các loại thực phẩm chứa nhiều chất chống oxy hóa, có khả năng dưỡng da, ví dụ như cà rốt, cà chua, chanh, cá hồi,... vào chế độ ăn uống hàng ngày kèm theo đó là uống nhiều nước để có thể cấp ẩm đủ cho làn da.
Làn da là bộ phận rất nhạy cảm và dễ bị tổn hại bởi tia UV nguy hiểm từ môi trường, đặc biệt là trong những ngày hè nắng nóng kéo dài sắp tới. Vì vậy các nàng hãy trang bị cho bản thân cách phục hồi và bảo vệ làn da của mình, cũng như cập nhật những bí quyết hữu ích để giữ cho cơ thể của mình luôn khỏe đẹp từ ProfBeauty nhé.
Bình luận