Chuyên gia chia sẻ phương pháp "đánh bay" sẹo mụn

Sẹo mụn là vấn đề khiến nhiều người phải đau đầu sau khi chữa mụn thành công. Bài viết dưới đây sẽ gợi ý cho bạn một số cách “đánh bay” sẹo mụn.

Chuyên gia chia sẻ phương pháp "đánh bay" sẹo mụn

Nguyên nhân gây ra sẹo mụn 

Tương tự các vết sẹo thông thường, nguồn gốc của sẹo mụn là kết quả  quá trình tự nhiên của cơ thể trong việc chữa lành vùng da bị tổn thương, ở đây là do các loại mụn viêm gây ra. Các nghiên cứu chỉ ra rằng, 90% trường hợp sẹo mụn đều liên quan đến việc phá hủy collagen trong da. Điều này có nghĩa là, hầu hết các vết sẹo đều lõm vào da thay vì nổi lên. 

Bác sĩ da liễu Garshick giải thích: “Sẹo mụn xảy ra do tổn thương da. Ví dụ, nếu bạn mắc phải tình mụn trứng cá, những tổn thương này có liên quan đến việc sản xuất dầu thừa, viêm và vi khuẩn.” Khi da bị tổn thương, chúng sẽ có cơ chế tự chữa lành và để lại sẹo. Một số loại mụn sau quá trình chăm sóc sẽ không để lại sẹo trong khi đó, một vài loại mụn như mụn trứng cá, mụn viêm và đặc biệt là mụn nhọt sẽ có khả năng để lại sẹo cao hơn. Những vết sẹo này sẽ đi theo chúng ta suốt đời, gây mất thẩm mỹ và sự tự tin của các chị em.

Sẹo mụn xảy ra khi làn da chịu tổn thương do mụn và quá trình nặn mụn.
Sẹo mụn xảy ra khi làn da chịu tổn thương do mụn và quá trình nặn mụn.

Các loại sẹo mụn thường gặp

Trên thực tế, sẹo mụn có rất nhiều hình dạng và kích thước khác nhau. “Sẹo mụn là các dấu vết còn sót lại của mụn bọc, viêm hay trứng cá sau khi chúng biến mất. Những vết sẹo này có thể xuất hiện trên da dưới dạng màu đỏ hoặc nâu và làm thay đổi kết cấu da ngay vùng sẹo xuất hiện.”, bác sĩ da liễu Marisa Garshick cho biết. Dưới đây là một số loại sẹo mụn phổ biến thường gặp. 

  • Sẹo mũi khoan: Đây là loại sẹo mụn sâu, hẹp và có hình dạng giống như mũi khoan đâm vào da.
  • Sẹo phì lõm: Sẹo phì lõm, còn được gọi là sẹo atrophic, là một loại sẹo khiến da trở nên mỏng và lõm xuống so với phần da xung quanh. Điều này thường xảy ra do mất mô dưới da, chủ yếu là mất collagen và elastin, hai loại protein quan trọng giữ cho da mềm mại, đàn hồi và đầy đặn. Sẹo atrophic thường xuất hiện sau khi da trải qua quá trình lành của một vết thương hoặc sau khi mụn đã chữa lành
Sẹo phì lõm
Sẹo phì lõm 
  • Sẹo lăn: Sẹo này thường làm cho da trông lồi lên hoặc xẹp xuống do sự biến đổi của cấu trúc dưới da.
  • Sẹo vết thâm: Có thể xuất hiện dưới dạng các vết thâm màu sẫm sau khi mụn đã lành.
  • Sẹo tăng sắc tố: Có thể xuất hiện dưới dạng các vết sẹo có màu khác nhau so với màu da xung quanh. Về mặt lý thuyết, đây không được tính là sẹo mà là quá trình tăng sắc tố sau viêm, là kết quả của mụn trứng cá. Sự tăng sắc tố có thể kéo dài từ một vài tháng đến nhiều năm. 
  • Sẹo atrophic (sẹo thịt): Là những vết sẹo làm mỏng da, thường xuất hiện ở những khu vực mụn nặng.
  • Sẹo phì đại: Đây là loại sẹo mụn dày và nhô lên trên da do quá trình tổng hợp và phân huỷ collagen bị mất cân bằng khiến cho dư thừa các mô. Sẹo phì đại giống sẹo lồi, tuy nhiên, sẹo phì đại chỉ phát triển trong một khoảng thời gian nhất định, không vượt ra phạm vi của vết mụn trước đó.
Sẹo phì lồi
Sẹo phì lồi 

Cách điều trị sẹo mụn

1. Retinol và Retinoids

Retinol và Retinoids là hai thành phần chăm sóc da được sử dụng rộng rãi trong ngành công nghiệp làm đẹp vì các lợi ích của chúng đối với làn da, đặc biệt là đối với việc điều trị sẹo mụn. Retinoids điều chỉnh sự luân chuyển tế bào da giúp da được đều màu, đồng thời tăng cường quá trình sản xuất collagen trong cơ thể nhằm cải thiện kết cấu của các vết sẹo. 

Tuy nhiên, trước khi sử dụng bộ đôi retinol và retinoids cho chu trình trị sẹo, bạn cần lưu ý rằng retinoids có thể gây kích ứng da, ửng đỏ và mất một thời gian dài để làm quen với thành phần này.  

Retinol và retinoids là bộ đôi trị sẹo mụn hiệu quả
Retinol và retinoids là bộ đôi trị sẹo mụn hiệu quả 

Chất tẩy tế bào chết

Các chất tẩy tế bào chết, bao gồm chất tẩy da chết hoá học như axit glycolic, axit lactic hay axit salicylic có tác dụng loại bỏ các tế bào chết trên da. Điều này giúp da trở nên mềm mại, mịn màng, cải thiện tone da và kết cấu của làn da. “Đối với những người da dầu và có nhiều mụn trứng cá, axit salicylic là sự lựa chọn tuyệt vời. Trong khi đó, axit glycolic sẽ hữu ích đối với  các chị em có mụn thâm hoặc da đổi màu.”, Garshick nói. 

Kem chống nắng

Kem chống nắng được xem là “vật bất ly thân” của các chị em phụ nữ, đặc biệt là những ngày nắng nóng kéo dài. Tuy nhiên, phái đẹp có biết rằng kem chống nắng cũng là “chiến binh” chống lại sẹo mụn? Tiếp xúc lâu với ánh nắng mặt trời, các vết sẹo có khả năng sậm màu và trở nên nổi bật trên gương mặt của bạn. Kem chống nắng với các thành tố bảo vệ da là thành phần chính giúp sự xuất hiện của sẹo mụn, đặc biệt là mụn tăng sắc tố. Mặc dù đối với những người đang phải đối phó với mụn trứng cá và mụn viêm nặng, việc bôi quá nhiều thứ trên da sẽ khiến tình trạng này trở nên tệ hơn. Tuy nhiên, riêng với kem chống nắng, đây là sản phẩm không gây ảnh hưởng đến tình trạng mụn nếu bạn lựa chọn sản phẩm không gây mụn, lành tính và không có các chất làm bít tắc lỗ chân lông.

Kem chống nắng là “chiến binh” bảo vệ da
Kem chống nắng là “chiến binh” bảo vệ da 

Chất chống oxy hóa 

Một thói quen chăm sóc da đúng cách, kỹ càng sẽ mang lại những lợi ích to lớn cho làn da, bao gồm việc hạn chế sẹo mụn. Các chất chống oxy hóa như vitamin C có thể kết hợp vào chu trình chăm sóc da hàng ngày để giúp giảm sẹo, giúp làm sáng da và cải thiện tone da. Ngoài ra, niacinamide cũng là một thành phần khác có tác dụng cải thiện tone da nhờ đặc tính giảm mẩn đỏ, làm mờ vết thâm nám và kiểm soát mụn. 

Điều trị tại các cơ sở về da liễu 

Nếu các phương pháp điều trị tại nhà không mang lại hiệu quả, điều bạn cần làm đó chính là gặp bác sĩ da liễu. Tuỳ thuộc vào tình trạng mụn và đặc điểm của từng loại da mà các bác sĩ sẽ có những phác đồ điều trị dành riêng cho bạn. Một số phương pháp trị sẹo mụn phổ biến như cắt đáy sẹo, tái tạo bề mặt da bằng laser, tiêm chất làm đây, liệu pháp cảm ứng collagen,...

Làm thế nào để ngăn ngừa sẹo mụn? 

Mặc dù sẹo mụn có thể điều trị được, tuy nhiên, điều này sẽ gây nhiều khó khăn và tốn kém về mặt tài chính cho các chị em. Do đó, hãy ngăn chặn sẹo mụn trước khi chúng xuất hiện trên gương mặt bạn. Dưới đây là một số mẹo để tránh sẹo mụn từ các chuyên gia. 

  • Hạn chế chạm tay vào mặt: Tay của chúng ta có rất nhiều vi khuẩn, việc chạm tay trực tiếp lên da sẽ làm tăng nguy cơ mọc mụn và các vấn đề về da khác. 
  • Sử dụng kem chống nắng: Như đã đề cập ở trên, kem chống nắng có tác dụng tạo hàng rào bảo vệ da khỏi tia UV và các thành phần gây hại cho da, từ đó, mụn sẽ không có cơ hội xuất hiện trên mặt bạn. 
  • Sử dụng retinol và retinoids: Bộ đôi thành phần lành tính này không chỉ ngăn ngừa mụn trứng cá mà còn có thể kích thích sự luân chuyển tế bào da, tăng cường sản xuất collagen để ngăn ngừa sẹo xảy ra. 
  • Tránh tẩy tế bào chết quá mức: Tẩy tế bào chết thường xuyên cũng có thể làm phá huỷ hàng rào bảo vệ da tự nhiên. Từ đó, làm cho da dễ bị viêm và sẹo.
Tuân thủ chu trình chăm sóc da nghiêm ngặt để làn da luôn khoẻ mạnh
Tuân thủ chu trình chăm sóc da nghiêm ngặt để làn da luôn khoẻ mạnh 

Sẹo mụn là điều không ai mong muốn vì nó không chỉ ảnh hưởng về mặt thẩm mỹ mà còn đánh mất đi sự tự tin, xinh đẹp của các chị em. Do đó, hãy xây dựng cho mình một chu trình chăm sóc da hợp lý, hạn chế tiếp xúc với các chất gây hại cho da và ăn uống điều độ, lành mạnh. Điều này sẽ giúp phái đẹp ngăn chặn tình trạng mụn ngay từ ban đầu, tránh sự xuất hiện của sẹo mụn cứng đầu.

Bình luận