Nara Smith mách dùng mỡ bò trị chàm: Chuyên gia da liễu nói gì?

Mỡ bò – nguyên liệu tưởng như chỉ dành trong nấu ăn nay lại đang làm mưa làm gió trên TikTok với vai trò một loại kem dưỡng ẩm thần kỳ. Dưới sự lăng xê của người mẫu nổi tiếng Nara Smith, nhiều người bắt đầu thoa mỡ bò lên mặt để trị khô da, thậm chí cả bệnh chàm. Nhưng liệu đây có thực sự là cứu tinh cho làn da hay chỉ là cơn sốt nhất thời?

Nara Smith mách dùng mỡ bò trị chàm: Chuyên gia da liễu nói gì?

Một điều mà TikTok luôn làm rất tốt chính là thổi bùng lên những trào lưu làm đẹp mới lạ, táo bạo và đôi khi gây tranh cãi. Mới đây, Nara Smith (người mẫu và influencer nổi tiếng) đã khiến cộng đồng mạng dậy sóng khi chia sẻ công thức kem dưỡng từ mỡ bò tự làm mà cô tin là đã giúp cải thiện bệnh chàm và làn da khô mãn tính của mình.

Không lâu sau đó, mỡ bò – nguyên liệu tưởng chừng chỉ quen thuộc trong các món ăn đã trở thành tâm điểm mới của cộng đồng làm đẹp. Hàng loạt video lan truyền khắp TikTok, nơi các beauty blogger ca ngợi khả năng cấp ẩm sâu, làm dịu kích ứng và mang lại làn da sáng khỏe mà không cần đến các sản phẩm dưỡng da đắt tiền.

Tuy nhiên, điều gì nằm sau lớp “ánh hào quang” của loại nguyên liệu này?

@naraazizasmith making a bigger batch as we speak???????? #easyrecipes #skincare #cleanbeauty #fypツ #marriage #fromscratch #coupletok ♬ O mio babbino caro (Gianni Schicchi:Puccini:Adami) - AllMusicGallery

Mỡ bò - nguyên liệu dân gian chiếm spotlight thời hiện đại

Trước khi trở thành ngôi sao mới của TikTok, mỡ bò hay còn gọi là “tallow” đã có một lịch sử lâu đời trong y học cổ truyền. Được nấu chảy từ mỡ động vật, chủ yếu là bò, loại mỡ này từng được sử dụng để làm thuốc mỡ, xà phòng và dưỡng môi thủ công. Nhờ hàm lượng axit béo cao và cấu trúc tương đồng với bã nhờn tự nhiên trên da người, mỡ bò có thể giúp dưỡng ẩm sâu, làm mềm da và hỗ trợ phục hồi hàng rào bảo vệ da.

Theo bác sĩ da liễu Angeline Yong - người sáng lập phòng khám da liễu Angeline Yong Dermatology với hơn 15 năm kinh nghiệm - mỡ bò chứa nhiều vitamin như A, D, E và K, tất cả đều có tính chống oxy hóa và tiềm năng làm dịu da. “Mỡ bò ít có nguy cơ gây kích ứng hơn một số loại dầu khác và thậm chí còn được đánh giá là ít gây mụn nếu sử dụng đúng cách,” bác sĩ Yong chia sẻ.

nara-smith-mach-dung-mo-bo-tri-cham-chuyen-gia-da-lieu-noi-gi-1

Lợi thì có đấy – nhưng liệu có rủi ro?

Không thể phủ nhận những công dụng tiềm năng của mỡ bò, nhất là với làn da khô hoặc bị tổn thương. Tuy nhiên, câu chuyện không chỉ có một chiều. Một số người dùng TikTok sau khi dùng thử theo xu hướng đã chia sẻ những trải nghiệm không mấy dễ chịu.

Người dùng @livwithacne – vốn có làn da dễ nổi mụn – cho biết cô bị bùng phát mụn và lỗ chân lông tắc nghẽn chỉ sau hai tuần sử dụng. Trong khi đó, tài khoản @exploringholistically thì chia sẻ làn da của cô trở nên viêm đỏ chỉ sau ba ngày bôi mỡ bò.

@livwithacne Beef tallow is NOT suitable for acne prone skin! Thank you @Jade✨Edgington for my @Dr Sam’s Skincare set!! LOVE YOU SO MUCH!! #acne #beeftallow #skincare ♬ original sound - Liv With Acne

Bác sĩ Yong cảnh báo rằng dù mỡ bò phù hợp với một số loại da, nhưng đối với da dầu, da dễ nổi mụn hoặc nhạy cảm, việc sử dụng một loại chất béo nặng như vậy có thể là con dao hai lưỡi. “Phản ứng da là cá nhân. Ngay cả khi bạn không dị ứng với thịt bò, da bạn vẫn có thể phản ứng tiêu cực với mỡ bò do cách chế biến, thành phần hoặc độ tinh khiết,” bà nhấn mạnh.

Cân nhắc trước khi thử làm đẹp theo trào lưu

Nếu bạn vẫn quyết định muốn “thử vận may” với trào lưu này, bác sĩ Yong khuyên nên bắt đầu bằng cách kiểm tra phản ứng trên một vùng da nhỏ trước khi sử dụng rộng rãi.

Quan trọng không kém, chất lượng của mỡ bò cũng là yếu tố then chốt. Mỡ phải sạch, tinh khiết, không chứa phụ gia, chất bảo quản hay hương liệu nhân tạo. Tốt nhất nên chọn mỡ bò từ gia súc được nuôi hữu cơ, không dùng kháng sinh hay hormone tăng trưởng, để đảm bảo an toàn tối đa cho da.

Ngoài ra, kết cấu của sản phẩm cũng cần được lưu tâm – nên chọn loại có dạng kem mịn, dễ thoa và không để lại cảm giác nhờn rít.

@claireshopss tallow literally cleared my skin in weeks and nobody believes me ashkfjflkf #beeftallow #skincare #tallowbalm #clearskin #cleanskin #beeftallowskincare #acneproneskin #dryskin #sensitiveskin #naturalskincare #healthyskin #skincareindustry #glowingskin #holygrailproducts #skincareroutine #fyp #tiktokshopblackfriday #tiktokshopcybermonday ♬ original sound - Zach Sang Show

Vậy có nên đưa mỡ bò vào chu trình chăm sóc da?

Câu trả lời là: tùy thuộc vào loại da, nhu cầu và mức độ chấp nhận rủi ro của bạn.

Đối với những người đang tìm kiếm một loại kem dưỡng cấp ẩm sâu, hoàn toàn từ thiên nhiên và không chứa hóa chất tổng hợp, mỡ bò có thể là một lựa chọn đáng thử – nếu da bạn không quá nhạy cảm hoặc dễ nổi mụn. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là nó phù hợp cho tất cả mọi người và càng không nên thay thế các sản phẩm đã được kiểm nghiệm lâm sàng.

Bác sĩ Yong kết luận: “Cá nhân tôi không sử dụng mỡ bò trong chăm sóc da. Tôi vẫn tin tưởng vào các sản phẩm đạt tiêu chuẩn y khoa, đã được nghiên cứu kỹ lưỡng và chứng minh hiệu quả.

nara-smith-mach-dung-mo-bo-tri-cham-chuyen-gia-da-lieu-noi-gi-3

Không ai có thể phủ nhận sức hấp dẫn của các trào lưu làm đẹp tự nhiên và tiết kiệm. Nhưng giữa một thị trường mỹ phẩm phong phú với hàng trăm lựa chọn đã được kiểm nghiệm, việc quay về với mỡ bò - một nguyên liệu vốn được dùng để nấu ăn cần được cân nhắc kỹ lưỡng.

Trong khi TikTok có thể là mảnh đất màu mỡ cho những xu hướng mới, thì làn da của bạn lại xứng đáng được chăm sóc bởi những sản phẩm đáng tin cậy hơn là một trào lưu chóng vánh.

Bình luận